(Baothanhhoa.vn) - Ngày 6-7, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) tuyến y tế cơ sở.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tuyến cơ sở

Ngày 6-7, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) tuyến y tế cơ sở.

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế và TS. Nguyễn Thị Minh, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đồng chủ trì tại điểm cầu Trung ương. Tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Tính đến ngày 30-6-2018, toàn quốc có 81,59 triệu người tham gia BHYT, tỷ lệ bao phủ BHYT là 86,9%, đạt 100,2% so với chỉ tiêu Chính phủ giao. 6 tháng đầu năm, có 2.316 cơ sở y tế ký hợp đồng KCB BHYT, trong đó có 1.549 cơ sở y tế công lập, 544 cơ sở y tế tư nhân, 223 cơ sở y tế cơ quan. Số cơ sở KCB ký hợp đồng tăng, kết hợp với quy định KCB thông tuyến đã tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho người tham gia BHYT.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: Y tế cơ sở là tuyến y tế ban đầu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhiệm vụ của y tế cơ sở bao gồm các hoạt động chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe, dự phòng và KCB. Nhờ có mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cơ bản đã được triển khai có hiệu quả, sâu rộng, như tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình, KCB thông thường, truyền thông giáo dục sức khỏe... Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở. Theo đó, gói dịch vụ y tế cơ bản do Quỹ BHYT chi trả bao gồm 78 dịch vụ kỹ thuật KCB và 241 loại thuốc mà trạm y tế tuyến xã phải cung cấp được (không phải là mức tối đa được cung cấp mà là mức tối thiểu phải cung cấp). Đồng thời, Bộ Y tế có Chương trình hành động triển khai thực hiện Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở giai đoạn 2018 - 2020 và Hướng dẫn triển khai Mô hình điểm trạm y tế xã, phường, thị trấn giai đoạn 2018 - 2020. Theo đó, Bộ đã lựa chọn và tổ chức các đoàn do các lãnh đạo Bộ trực tiếp khảo sát tại 26 trạm y tế xã, phường của 8 tỉnh, thành phố. Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ hoàn thiện mô hình 26 trạm y tế chuẩn để nhân rộng trên phạm vi cả nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, y tế cơ sở hiện vẫn còn tồn tại một số khó khăn, thách thức về chất lượng KCB cho người dân nói chung và cho người có thẻ BHYT nói riêng. Nguyên nhân là do y tế cơ sở còn hạn chế về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị chưa đáp ứng, các dịch vụ chuyên môn trong KCB còn hạn chế...

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh cũng nhìn nhận chất lượng KCB tuyến y tế cơ sở vẫn là vấn đề phải suy nghĩ bởi y tế cơ sở là người "gác cổng" trong hệ thống y tế, giúp người dân giảm chi từ tiền túi nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu này. Nếu như năm 2014, tỷ lệ người dân KCB tại tuyến xã là gần 30% thì năm 2017 chỉ còn gần 20% và 6 tháng đầu năm 2018 chỉ còn 18%. Có gần 10.000 trạm y tế xã nhưng người dân thờ ơ vì người bệnh chưa tin tưởng nhân viên y tế tuyến xã…

Tham luận của các đại biểu tại cuộc họp đã đi sâu phân tích những hạn chế về nhân lực, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu người bệnh; chính sách KCB thông tuyến làm giảm số lượng người mắc bệnh đến KCB tại y tế cơ sở; một số chính sách làm ảnh hưởng đến việc KCB tại tuyến xã; tình trạng thiếu nhân lực giám định dẫn đến việc kiểm tra, giám sát công tác KCB BHYT cũng như thanh toán chi phí KCB còn nhiều hạn chế. Nhiều ý kiến tại cuộc họp đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác KCB tại y tế cơ sở như: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế; có chính sách luân chuyển bác sĩ KCB tại y tế cơ sở; tăng cường KCB và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người có thẻ BHYT tại các trạm y tế xã, nhất là mô hình cấp, phát thuốc, quản lý một số bệnh không lây nhiễm tại tuyến huyện, xã; có cơ chế tài chính linh hoạt đối với y tế cơ sở; hạn chế KCB thông thường tại tuyến tỉnh, tuyến trung ương...; đồng thời trao đổi, thống nhất các giải pháp về cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương để nâng cao chất lượng và tăng cường KCB BHYT tuyến y tế cơ sở.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, trong giai đoạn tới, mục tiêu chung của ngành là y tế cơ sở phải phát triển mạnh mẽ. Ngành sẽ đầu tư toàn diện cả về cơ sở vật chất lẫn nguồn nhân lực, nhất là đào tạo đội ngũ bác sĩ gia đình. Cùng đó, chú trọng thực hiện công tác cải cách hành chính một cách đồng bộ, hiệu quả. Bộ trưởng đề nghị, Sở Y tế các địa phương cần có chính sách luân phiên bác sĩ KCB tại cơ sở; Cục Quản lý KCB tham mưu với BHXH có quy định về mức độ chuyển tuyến và vấn đề chi trả khi chuyển tuyến.


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]