(Baothanhhoa.vn) - Đơn nguyên sơ sinh (ĐNSS) Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Thủy được thành lập tháng 9-2011, từ nguồn Quỹ chăm sóc sơ sinh tỉnh với mục tiêu chăm sóc các trường hợp sơ sinh bệnh lý, được trang bị các thiết bị y tế hiện đại như 3 lồng ấp cho trẻ sinh non sinh yếu, 2 đèn chiếu vàng da, monitor theo dõi sơ sinh, máy thở áp lực dương, bơm tiêm điện, máy truyền dịch, bộ đặt nội khí quản... để cứu sống trẻ sơ sinh đẻ thiếu tháng, nhẹ cân, ngạt khi đẻ và mắc các bệnh nguy hiểm như viêm phổi, vàng da, xuất huyết não.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ ở Đơn nguyên sơ sinh Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Thủy

Nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ ở Đơn nguyên sơ sinh Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Thủy

Đơn nguyên sơ sinh Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Thủy cứu sống nhiều trẻ sơ sinh bệnh lý.

Đơn nguyên sơ sinh (ĐNSS) Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Thủy được thành lập tháng 9-2011, từ nguồn Quỹ chăm sóc sơ sinh tỉnh với mục tiêu chăm sóc các trường hợp sơ sinh bệnh lý, được trang bị các thiết bị y tế hiện đại như 3 lồng ấp cho trẻ sinh non sinh yếu, 2 đèn chiếu vàng da, monitor theo dõi sơ sinh, máy thở áp lực dương, bơm tiêm điện, máy truyền dịch, bộ đặt nội khí quản... để cứu sống trẻ sơ sinh đẻ thiếu tháng, nhẹ cân, ngạt khi đẻ và mắc các bệnh nguy hiểm như viêm phổi, vàng da, xuất huyết não.

Từ khi đi vào hoạt động ĐNSS Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Thủy đã điều trị thành công nhiều trường hợp bất thường ở trẻ sơ sinh, góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Bác sĩ chuyên khoa 1 Hoàng Trung Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Thủy cho biết: Trước đây, khi chưa có ĐNSS, tất cả những trẻ đẻ thiếu tháng, nhẹ cân hoặc trẻ bệnh lý sinh tại bệnh viện hay các trạm y tế đều phải chuyển tuyến. Từ khi ĐNSS được thành lập, cán bộ được đào tạo, tập huấn thực hành tốt về hồi sức và chăm sóc sơ sinh. Đồng thời, ĐNSS được đầu tư các trang thiết bị y tế hiện đại nên nhiều trẻ sơ sinh nhẹ cân, thiếu tháng, bệnh lý đã được điều trị và cứu sống ngay tại bệnh viện, những trẻ sơ sinh bệnh nặng cũng được chuyển tuyến an toàn.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, sơ sinh là giai đoạn có nhiều nguy cơ nhất trong cuộc đời của trẻ. Trẻ phải tập thích nghi với môi trường sống mới, hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác, đặc biệt là nhân viên y tế. Do đó, đặc thù của công tác cấp cứu, điều trị và chăm sóc cho trẻ sơ sinh đòi hỏi đội ngũ bác sĩ phải có chuyên môn sâu và trang thiết bị đầy đủ. Từ khi đi vào hoạt động, trung bình mỗi năm cấp cứu và điều trị thành công từ 80-100 trường hợp trẻ sơ sinh sinh non, yếu, vàng da sinh lý, vàng da nhân, tim bẩm sinh, suy hô hấp (thể nhẹ, vừa)...

Trường hợp bé Phạm Thị Hai, xã Cẩm Thạch, sơ sinh 32 tuần suy hô hấp/thiếu máu, nặng 1.800gr và bé Phạm Đức Phúc, xã Cẩm Tâm, sơ sinh 34 tuần, suy hô hấp, được thở CPAP, nuôi dưỡng tĩnh mạch, các bác sĩ và điều dưỡng của ĐNSS chăm sóc tận tình chu đáo, sau hơn 1 tuần điều trị các cháu đã có phản xạ bú tốt, không nôn chớ, sức khỏe đã ổn định và được ra viện. Đây chỉ là 2 trẻ sơ sinh trong số rất nhiều trẻ sơ sinh trước đây chưa có ĐNSS đều phải chuyển lên tuyến trên, vì thời gian điều trị cho các bé thường kéo dài, rất nhiều bệnh lý kèm theo, quá trình chăm sóc và điều trị tốn rất nhiều công sức, nhưng nay đã được điều trị thành công tại bệnh viện.

Đánh giá về sự khác biệt trước và sau khi có ĐNSS, bác sĩ Nguyễn Văn Nguyên, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Thủy, cho biết: Trước đây, công tác chăm sóc trẻ sơ sinh của bệnh viện còn nhiều hạn chế do thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng không đáp ứng được yêu cầu, y, bác sĩ không được đào tạo, tập huấn nên khi có những trường hợp sơ sinh bệnh lý, họ không đủ tự tin để điều trị. Vì thế, hầu hết các trường hợp sơ sinh bệnh lý đều phải chuyển tuyến ngay, trong khi việc chuyển tuyến luôn gây ra những nguy cơ rủi ro. Sau khi triển khai ĐNSS, y, bác sĩ của bệnh viện được đào tạo sâu về chăm sóc sơ sinh kết hợp sử dụng trang thiết bị y tế được tài trợ nên phần lớn trẻ sơ sinh nhẹ cân, non tháng, bệnh lý đã được chăm sóc, điều trị tại bệnh viện, hạn chế số trẻ phải chuyển tuyến và nếu có trường hợp nặng phải chuyển tuyến cũng được bảo đảm an toàn, đem lại lợi ích thiết thực cho ngành y tế và cho sức khỏe của trẻ sơ sinh. ĐNSS là cầu nối giữa y tế tuyến cơ sở với tuyến cao hơn trong việc điều trị các tai biến sơ sinh, giảm tải cho bệnh viện tuyến trên, đồng thời giảm chi phí ngoài y tế và chi phí điều trị trái tuyến cho gia đình bệnh nhân tại các bệnh viện tuyến trên mà không phải gia đình nào cũng có khả năng chi trả, người dân cũng thuận tiện hơn trong việc đưa con tới khám vì gần nhà. Ngoài ra, khi điều trị tại đây, cán bộ y tế sẽ có trách nhiệm cung cấp thông tin, kiến thức về chăm sóc, điều trị sơ sinh cho gia đình bệnh nhân, giúp họ có thêm kiến thức thực hành và chăm sóc trẻ nhỏ tốt hơn. Để ĐNSS đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, cứu sống trẻ trên địa bàn huyện, từ khi thành lập, bệnh viện đã kêu gọi được các nguồn đầu tư máy móc, trang thiết bị từ Dự án tài trợ tái thiết Đức, Công ty CP Thiết bị - Vật tư y tế Thanh Hóa. Đồng thời, quan tâm nâng cao chất lượng, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ như cử đi đào tạo chuyên sâu ĐNSS cho kíp bác sĩ, điều dưỡng viên 2 đợt/năm, mỗi đợt 3 tháng tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương; thường xuyên cử đội ngũ y, bác sĩ tham gia các lớp tập huấn đáp ứng cho công tác điều trị. Tại Khoa Nhi có 2 bác sĩ, 5 điều dưỡng đào tạo mới, liên tục hàng năm nhằm bảo đảm chất lượng chăm sóc, điều trị cho trẻ sơ sinh bệnh lý.

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]