(Baothanhhoa.vn) - Tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 4.250 ha cây dược liệu; trong đó, có nhiều loài dược liệu quý, hiếm, như: Astiso, giảo cổ lam, tam thất, ba kích, châu thụ, ngân đằng... Trên nền thế mạnh về nguồn tài nguyên dược liệu, cộng đồng các dân tộc trong tỉnh đã tích lũy được những kinh nghiệm truyền thống lâu đời trong sử dụng các loại cây làm thuốc và góp phần hình thành thị trường tiêu thụ dược liệu trong, ngoài tỉnh. Song để quản lý, kiểm soát thị trường kinh doanh dược liệu một cách hiệu quả, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng cần có sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các lực lượng chức năng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kiểm tra, giám sát chất lượng dược liệu

Tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 4.250 ha cây dược liệu; trong đó, có nhiều loài dược liệu quý, hiếm, như: Astiso, giảo cổ lam, tam thất, ba kích, châu thụ, ngân đằng... Trên nền thế mạnh về nguồn tài nguyên dược liệu, cộng đồng các dân tộc trong tỉnh đã tích lũy được những kinh nghiệm truyền thống lâu đời trong sử dụng các loại cây làm thuốc và góp phần hình thành thị trường tiêu thụ dược liệu trong, ngoài tỉnh. Song để quản lý, kiểm soát thị trường kinh doanh dược liệu một cách hiệu quả, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng cần có sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các lực lượng chức năng.

Kiểm tra, giám sát chất lượng dược liệu

Thị trường kinh doanh dược liệu tỉnh ta bộc lộ nhiều bất cập (ảnh mang tính chất minh họa).

Vốn được cho là lành tính, ít tác dụng phụ nên dược liệu được lựa chọn, sử dụng phổ biến và bán rộng rãi trên thị trường. Khảo sát tại chợ Vườn Hoa, dọc các tuyến đường Lê Hoàn, Nguyễn Trãi, Lê Phụng Hiểu (TP Thanh Hóa) dễ dàng nhận thấy không ít cơ sở chế biến, kinh doanh các loại dược liệu với khối lượng lớn. Theo số liệu của Bộ Y tế, mỗi năm, nước ta tiêu thụ hơn 50.000 tấn dược liệu, trong đó 60% - 70% được nhập từ nước ngoài và hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc chiếm tới 80%. Thị trường dược liệu tỉnh ta cũng nằm trong quy luật đó, chính vì vậy vấn đề chất lượng, nguồn gốc dược liệu luôn được các cấp, ngành liên quan, cơ sở kinh doanh và người tiêu dùng hết sức quan tâm. Ông Hoàng Tuyên, chủ cơ sở Thuốc đông y Hoàng Tuyên, đường Nguyễn Trãi (TP Thanh Hóa), cho biết: Dược liệu chia thành 2 loại Đông dược và Nam dược. Thuốc Đông dược (còn gọi là thuốc Bắc) thường được các cơ sở bán buôn nhập trực tiếp từ Trung Quốc có giấy tờ nguồn gốc, hạn sử dụng rõ ràng. Còn Nam dược là những thuốc được khai thác từ rừng hoặc sản phẩm nông nghiệp thì khó chứng minh được nguồn gốc xuất xứ và chất lượng dược liệu. Hơn nữa, việc bảo quản dược liệu đòi hỏi độ tỉ mỉ và đúng kỹ thuật về không khí, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, bao bì... Nên ngay cả với sản phẩm được chứng minh chất lượng, nguồn gốc xuất xứ nhưng khâu bảo quản không tốt vẫn mất đi tác dụng của dược liệu.

Sở dĩ, thị trường dược liệu tỉnh ta hoạt động khá nhộn nhịp bởi nhu cầu của người mua tương đối lớn. Người tiêu dùng thường quan niệm dùng thảo dược không có tác dụng phụ, không có hại nên “vô tư” tìm kiếm, sử dụng theo dạng “truyền miệng” mà không cần tìm hiểu công dụng. Chị Đỗ Thị Lý, phường Tân Sơn (TP Thanh Hóa), cho biết: Thường ngày gia đình vẫn uống nước các loại cây dược liệu như cà gai leo, mật gấu... để thanh lọc cơ thể và phòng trừ các bệnh mỡ máu, tiểu đường... Các loại dược diệu này được mua ở các cửa hàng hoặc mua của cá nhân rao bán trên mạng xã hội. Khảo sát cho thấy, thói quen uống nước các loại cây dược liệu của người dân xuất phát từ kinh nghiệm, trào lưu sử dụng, thường không có chỉ định của bác sĩ hoặc cơ sở y tế uy tín. Thậm chí, đối với các loại Đông dược được nhập khẩu thì việc kiểm soát chất lượng, hạn sử dụng và dược tính trong thuốc cũng khó khăn.

Theo quan sát, hầu hết các loại dược liệu được bán trên thị trường hiện nay đều không có bao bì, nhãn mác, thành phần dược tính, người tiêu dùng chỉ mua theo niềm tin với người bán và công dụng của dược liệu. Do đó, chất lượng của dược liệu chủ yếu dựa vào lương tâm và trách nhiệm của thầy thuốc cùng sự kiểm soát của lực lượng chức năng. Tuy nhiên, thực tế, việc kiểm tra dược liệu của các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập. Ông Bùi Hồng Thủy, Trưởng Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Thanh Hóa, cho biết: Hiện trên địa bàn tỉnh có 84 cơ sở kinh doanh, bán buôn, bán lẻ dược liệu và 423 cơ sở khám, chẩn trị y học cổ truyền, khối lượng dược liệu được mua bán trao đổi trên thị trường hằng năm khá lớn. Song, việc kiểm tra của các lực lượng chức năng chủ yếu bằng cảm quan nên khó đánh giá được về chất lượng dược liệu, nhất là đối với việc kiểm tra chất bảo quản trong thuốc.

Để phát huy tối đa tiềm năng, giá trị kinh tế của cây dược liệu, nhiều địa phương trong tỉnh đã phát triển diện tích trồng dược liệu theo quy mô lớn. Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng như phát huy giá trị, hiệu quả của cây dược liệu cần hướng dẫn người dân áp dụng các quy trình hữu cơ vào khâu nuôi trồng, chăm sóc. Đồng thời, cần có sự phối hợp của các ngành chuyên môn và lực lượng chức năng trong khâu kiểm tra, giám sát chất lượng dược liệu từ khâu chế biến đến khâu tiêu thụ trên thị trường.

Bài và ảnh: Lê Thanh


Bài Và Ảnh: Lê Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]