(Baothanhhoa.vn) - Đái tháo đường (ĐTĐ) đã trở thành đại dịch toàn cầu trong thế kỷ 21. Hiện nay trên toàn cầu ước tính có khoảng 425 triệu người mắc ĐTĐ, con số này sẽ tăng lên 629 triệu người vào năm 2045. Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh chung của thế giới với hơn 3,5 triệu bệnh nhân ĐTĐ và sẽ còn gia tăng theo tương lai. ĐTĐ nếu không được điều trị bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kiểm soát tốt tiền đái tháo đường để không phát triển thành bệnh

Đái tháo đường (ĐTĐ) đã trở thành đại dịch toàn cầu trong thế kỷ 21. Hiện nay trên toàn cầu ước tính có khoảng 425 triệu người mắc ĐTĐ, con số này sẽ tăng lên 629 triệu người vào năm 2045. Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh chung của thế giới với hơn 3,5 triệu bệnh nhân ĐTĐ và sẽ còn gia tăng theo tương lai. ĐTĐ nếu không được điều trị bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.

Kiểm soát tốt tiền đái tháo đường để không phát triển thành bệnh

Bệnh nhân đái tháo đường được tư vấn điều trị tại xã Quảng Tân (Quảng Xương).

Tại Thanh Hóa, theo báo cáo của Bệnh viện Nội tiết tỉnh, hàng năm bệnh viện tiếp nhận hơn 79.000 lượt bệnh nhân đến khám, điều trị nội trú cho gần 5.000 bệnh nhân, trong đó bệnh ĐTĐ là chủ yếu, có khoảng gần một nửa bệnh nhân mắc ĐTĐ type 2 ở độ tuổi từ 20-40, 50% bệnh nhân bị biến chứng gây tê bì chân tay, tổn thương thận, suy thận, tổn thương đáy mắt, tắc mạch chi gây hoại tử.

Xác định thực hiện tốt các hoạt động phòng chống bệnh ĐTĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, những năm gần đây, ngành y tế đã có nhiều nỗ lực nhằm hạn chế tỷ lệ người mắc và tăng cường công tác điều trị cho người bệnh ĐTĐ. Hiện tại, mạng lưới quản lý, điều trị bệnh ĐTĐ trên địa bàn tỉnh được củng cố và hoàn thiện tương đối đồng bộ từ tuyến tỉnh đến huyện, hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh ĐTĐ và năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế được tăng cường, nhất là tăng cường năng lực y tế cơ sở trong dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị bệnh ĐTĐ. Tất cả các bệnh viện đều có máy sinh hóa, máy siêu âm, máy điện tim, máy XQ đủ điều kiện để triển khai khám và điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ; các bệnh viện đã xét nghiệm được các chỉ số giúp cho chẩn đoán và điều trị bệnh ĐTĐ type 2 chưa có biến chứng nặng, đánh giá được biến chứng tim (bệnh mạch vành thông qua làm điện tim), biến chứng thận (protein niệu); đa số các bệnh viện đã xét nghiệm đường huyết lúc đói 2 lần hoặc làm nghiệm pháp tăng đường huyết để chẩn đoán xác định cho những bệnh nhân mới lần đầu...

Tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh, nhằm giúp người dân có kiến thức phòng bệnh và phát hiện bệnh kịp thời, bệnh viện đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động dự phòng, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền. Bằng nhiều hình thức như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, áp phích, tranh cổ động, tư vấn đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cho người dân hiểu và biết cách phòng, sống chung an toàn với căn bệnh này. Hàng năm, bệnh viện triển khai tiến hành khám sàng lọc ĐTĐ tại cộng đồng, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chiếm tỷ lệ 7,5%, tiền ĐTĐ chiếm tỷ lệ 12%.

Theo các chuyên gia y tế, ĐTĐ là căn bệnh rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, gây tăng đường huyết mãn tính do thiếu hụt insulin hoặc hoạt động của insulin ở mức độ khác nhau dẫn đến tăng đường máu gây nhiều biến chứng cấp tính và mãn tính. Bệnh diễn biến âm thầm, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh tim mạch và nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hiện có tới 69,9% người mắc bệnh không biết mình mắc bệnh, 85% phát hiện ra bệnh khi đã có biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc kiểm soát, phát hiện sớm bệnh ĐTĐ giúp cho quá trình điều trị đạt kết quả cao nhất, kiểm soát, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và giảm chi phí điều trị cho người bệnh.

Hưởng ứng Ngày ĐTĐ thế giới năm nay với chủ đề “Gia đình và ĐTĐ”, ngành y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cần tăng cường công tác đào tạo và củng cố mạng lưới chuyên khoa tuyến cơ sở, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng làm tốt công tác truyền thông nhằm giảm các yếu tố nguy cơ cao gây bệnh, đồng thời khám, quản lý và điều trị cho những người đã được phát hiện, giảm tỷ lệ người bệnh không được phát hiện trong cộng đồng; theo dõi và điều trị có hệ thống cho người mắc bệnh đã phát hiện theo phác đồ của Bộ Y tế; triển khai và duy trì mô hình quản lý bệnh ĐTĐ trên phạm vi toàn tỉnh. Quan trọng hơn cả, mỗi người dân cần có ý thức cao trong giữ gìn sức khỏe, tăng cường luyện tập thể dục, thể thao, có chế độ sinh hoạt điều độ và thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế, bởi khi đã bị ĐTĐ, lượng đường trong máu cao lâu ngày sẽ khiến cho quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ, từ đó gây tổn thương tới các mạch máu và tế bào và thường gây biến chứng, như: Tắc mạch vành tim, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. ĐTĐ còn gây tổn thương thần kinh ngoại biên khiến bệnh nhân bị tê bì, yếu cơ (dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn chân mà cụ thể là gây loét bàn chân); hoặc gây tổn thương thần kinh thực vật dẫn đến các biểu hiện loạn nhịp tim, da khô, tiêu chảy, táo bón, đại tiện không kiểm soát được, khô âm đạo ở nữ giới hay rối loạn cương dương ở nam giới... Khi đã chuyển biến thành tiểu đường type 2 sẽ rất khó điều trị dứt điểm, người bệnh ngoài việc thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh còn cần đến sự hỗ trợ của thuốc; bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc kiểm soát đường huyết suốt đời. Cách tốt nhất để phát hiện tiền ĐTĐ chính là khám sức khỏe định kỳ. Việc phát hiện ngay ở giai đoạn tiền ĐTĐ sẽ giúp người mắc sớm điều chỉnh để lượng đường trong máu trở lại mức bình thường.

Bài và ảnh: Tô Hà


Bài Và Ảnh: Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]