(Baothanhhoa.vn) - Là rốn của ổ dịch sốt xuất huyết (SXH) những năm trước, nhất là năm 2017, huyện Thạch Thành đã tập trung triển khai công tác phòng chống SXH chủ động nên 2 năm trở lại đây 2018 và 2019 không ghi nhận ca bệnh SXH nội địa; 9 tháng năm 2020 chỉ xuất hiện 3 bệnh nhân bị SXH ngoại lai đã được khống chế thành công.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thạch Thành chủ động phòng chống sốt xuất huyết

Huyện Thạch Thành chủ động phòng chống sốt xuất huyết

Phun hóa chất phòng chống sốt xuất huyết tại Trường Mầm non xã Thành Kim.

Là rốn của ổ dịch sốt xuất huyết (SXH) những năm trước, nhất là năm 2017, huyện Thạch Thành đã tập trung triển khai công tác phòng chống SXH chủ động nên 2 năm trở lại đây 2018 và 2019 không ghi nhận ca bệnh SXH nội địa; 9 tháng năm 2020 chỉ xuất hiện 3 bệnh nhân bị SXH ngoại lai đã được khống chế thành công.

Tại xã Thành Tâm – địa phương có ổ dịch SXH cũ nên công tác phòng chống dịch bệnh luôn được địa phương đề cao. Sau khi nhận được kế hoạch của cấp trên, trạm y tế xã đã tổ chức tuyên truyền tới các thôn để nâng cao ý thức của người dân, đồng thời phát động Nhân dân tham gia dọn vệ sinh, phun thuốc diệt côn trùng tại những nơi có nguy cơ cao để hạn chế thấp nhất SXH phát sinh tại địa phương. Người dân được cán bộ y tế truyền thông chi tiết về các biện pháp phòng bệnh SXH, từ việc phát hiện bệnh, cách xử lý tại nhà, hướng dẫn cách vệ sinh môi trường, diệt muỗi, loăng quăng...

Trao đổi với BSCKI Đặng Văn Thuận, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thạch Thành, được biết: Từng là điểm “nóng” SXH, nhưng đến thời điểm này trên địa bàn huyện chưa ghi nhận ca mắc nội sinh nào. Tuy nhiên, công tác truyền thông nâng cao ý thức của người dân được các cấp, ngành trên địa bàn huyện đẩy mạnh, cán bộ y tế thường xuyên hướng dẫn người dân cách phát hiện và xử lý ổ bọ gậy tại hộ gia đình, thực hiện vệ sinh môi trường, diệt muỗi, nằm màn chống muỗi đốt. Mặc dù đã có nhiều biện pháp quyết liệt ngăn chặn dịch, tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia y tế, đỉnh dịch thường rơi vào từ tháng 9 đến tháng 11, do đây là thời điểm có điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển và gia tăng mật độ muỗi truyền bệnh SXH. Mặt khác, nhiều tỉnh lân cận đang có dịch bùng phát và ngay tại tỉnh ta hiện còn rải rác các ca mắc SXH. Vì vậy, nếu không có các giải pháp phòng dịch quyết liệt thì nguy cơ dịch SXH quay trở lại và bùng phát tại một số địa phương là rất lớn. Thêm vào đó, hiện nay, SXH chưa có thuốc đặc trị và chưa có vắc-xin phòng bệnh, do đó, người dân cần chủ động bảo vệ mình để hạn chế mức độ nguy hiểm của bệnh.

9 tháng năm 2020, được sự hỗ trợ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cán bộ phòng chống dịch cấp huyện và xã đã tổ chức 3 đợt điều tra, giám sát véc-tơ tại các hộ gia đình. 100% các hộ gia đình được phỏng vấn đều có kiến thức về bệnh SXH, được nghe các kênh truyền thông của xã tuyên truyền các biện pháp chủ động phòng dịch. Bên cạnh đó, Trung tâm Y tế huyện đã chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, phối hợp cùng các đơn vị, địa phương tiến hành phun hóa chất diệt muỗi tại các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao; định kỳ hằng tháng thực hiện tổng vệ sinh môi trường, tổ chức thu gom và xử lý triệt để rác thải phòng chống dịch bệnh. Với phương châm không để dịch phát sinh, trung tâm y tế huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động phòng chống dịch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền từ huyện tới các xã, thị trấn, thôn bản. Tại các địa phương, công tác giám sát chỉ số côn trùng, véc-tơ truyền bệnh, giám sát, điều tra, thống kê ca bệnh, dịch truyền nhiễm được thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của trung tâm, nhất là khi thời tiết thay đổi; chú trọng giám sát bệnh nhân khi có biểu hiện của SXH; mở rộng điểm giám sát các chỉ số muỗi, bọ gậy trước và sau khi tổ chức phun hóa chất diệt muỗi; hướng dẫn các đơn vị y tế thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống SXH trong cộng đồng dân cư; chủ động xây dựng kế hoạch diệt muỗi, loăng quăng tại hộ gia đình; củng cố, kiện toàn lại các đội chống dịch cơ động, chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, hóa chất, vật tư bảo đảm công tác phòng, chống khi có dịch xảy ra. Chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai quyết liệt công tác phòng, chống, giám sát, đánh giá tình hình, ứng phó kịp thời khi dịch có nguy cơ lan rộng. Các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với ngành y tế huyện triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống, ngăn chặn sự bùng phát của các loại dịch bệnh tại địa phương...

Với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, của các cấp ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là sự đồng thuận của Nhân dân trong huyện, đến thời điểm cuối tháng 9-2020, Thạch Thành mới chỉ ghi nhận 3 ca SXH ngoại lai và đã được kiểm soát. Mùa mưa cũng là mùa SXH lưu hành, huyện Thạch Thành cùng với các địa phương khác trong toàn tỉnh tiếp tục thực hiện tốt thông điệp “Cộng đồng cùng hành động phòng chống SXH. Mỗi người hãy tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình mình, góp phần cho thành công của cộng đồng trong phòng chống SXH”.

Hà Phương


Hà Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]