(Baothanhhoa.vn) - Chiều 30-8, Đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại Thanh Hóa

Chiều 30-8, Đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại Thanh Hóa.

Đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại Thanh Hóa

Quang cảnh buổi làm việc.

Báo cáo với đoàn công tác về hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại Thanh Hóa, TS Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: Ngành y tế Thanh Hóa đã chủ động trong công tác kiểm soát véc tơ truyền bệnh, vận động nhân dân hưởng ứng, phối hợp với ngành y tế trong việc diệt muỗi, diệt lăng quăng, loại bỏ các ổ đọng nước tự nhiên. Tính đến ngày 22-8, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại Thanh Hóa đã ghi nhận 214 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tại 157 xã/phường/thị trấn thuộc 23 huyện/thị xã/thành phố, không có bệnh nhân tử vong; trong đó bệnh nhân mắc ngoại lai về địa phương điều trị 167 trường hợp, chiếm 78%, bệnh nhân mắc nội địa 47 trường hợp, chiếm 22%. Các bệnh nhân nội địa phân bố rải rác ở 44 xã thuộc 20 huyện, thị xã, thành phố. Hiện không nghi nhận ổ dịch tập trung.

Đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại Thanh Hóa

Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh báo cáo với đoàn công tác.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Y tế 12 huyện, thị xã, thành phố (Quảng Xương, TP Thanh Hóa, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, Quan Sơn, Thiệu Hóa, Thạch Thành, Nga Sơn, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Yên Định, Hậu Lộc) thực hiện 71 lượt điều tra véc tơ tại 32 xã nguy cơ và giám sát. Kết quả định loại véc tơ: bắt đầu từ tháng 4-2019, các chỉ số MĐMAedes; BIAedes tại các ổ dịch cũ như xã Hải Thanh, Hải Bình, huyện Tĩnh Gia (điều tra ngày 18-4-2019), xã Thiệu Dương - TP Thanh Hóa (điều tra ngày 24-5-2019), xã Thành Kim – huyện Thạch Thành (điều tra ngày 6-62019) có chiều hướng tăng, đặc biệt là thời điểm cuối tháng 7, đầu tháng 8 các điểm giám sát xã nguy cơ như Thành Kim – Thạch Thành (điều tra ngày 17-7-2019), Vĩnh Ninh, Vĩnh Tân – Vĩnh Lộc (điều tra ngày 25-7-2019), Định Tiến, Định Bình – Yên Định (điều tra ngày 7-8-2019), Ngư Lộc, Phú Lộc – Hậu Lộc (điều tra ngày 20-8-2019) đều vượt ngưỡng cảnh báo xảy ra dịch (chỉ số cảnh báo: MĐMAedes ≥ 0,5; BIAedes ≥ 20).

Đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại Thanh Hóa

Thanh Hóa được đánh giá làm tốt công tác giám sát véc tơ truyền bệnh.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cũng đã có văn bản chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố tham mưu với Ban chỉ đạo phòng chống dịch huyện, thị xã, thành phố tổ chức tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy tại các xã nguy cơ cao, ổ dịch cũ, với sự tham gia của các ban ngành như Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu xã, phường, thị trấn, cán bộ trưởng thôn, các bộ các đoàn thể, Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, đội ngũ Y tế thôn bản cùng toàn thể người dân tại địa phương. Theo đó hoạt động vệ sinh môi trường được thực hiện thường xuyên theo quy mô nhỏ định kỳ hàng tuần với những xã nguy cơ cao, 2 tuần/1 lần với những xã có chỉ số muỗi, bọ gậy cao và 1 tháng/1 lần với các xã còn lại. Đã có 2.460 lượt xã, phường, thị trấn thuộc 27 huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác vệ sinh môi trường diệt bọ gậy với sự tham gia của 1.064.513 lượt hộ gia đình. Đối với chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy trước can thiệp hóa chất chủ động tại xã nguy cơ cao, đã có 20/34 xã tại 9 huyện, thị xã, thành phố. Số hộ gia đình tham gia chiến dịch: 40.089 hộ/tổng số 42.686 hộ, chiếm tỷ lệ 94%; đã có 20 xã nguy cơ, giám sát đã tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi chủ động. Số lượng hóa chất sử dụng 961 lít, cấp từ kho của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thanh Hóa. Số hộ được phun hóa chất 40.753 hộ/tổng số 44.925 hộ (chiếm 90,1%), dân số được bảo vệ 133.271 người.

Tuy vậy, Thanh Hóa là địa phương có sự lưu hành của muỗi Aedes trong nhiều năm nay tại các ổ dịch cũ như: Hải Thanh, Hải Bình (Tĩnh Gia); Thiệu Dương (TP Thanh Hóa); Thành Kim (Thạch Thành)... điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, nắng nóng diện rộng xen kẽ các đợt mưa là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển; tình hình đô thị hóa, mật độ dân cư cao, điều kiện vệ sinh kém; người dân chưa chủ động phối hợp trong việc xử lý môi trường, diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi; một số nơi công tác chỉ đạo của cấp chính quyền chưa thực sự quyết liệt..; hơn nữa sự phát triển du lịch và tăng cường giao lưu đi lại giữa các vùng miền làm tăng nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết.

Đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại Thanh Hóa

GS. TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương kết luận buổi làm việc.

Trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế tại địa phương và các ý kiến của các thành viên trong đoàn công tác, GS. TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương đánh giá cao nỗ lực của Thanh Hóa trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết. Để phòng chống bệnh hiệu quả, nhất là thời điểm mưa bão và sau hoàn lưu bão cần có sự đồng lòng, chung sức của chính quyền các cấp, các ban, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, phối hợp với ngành y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Do đó, cần đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành, chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, không chủ quan lơ là; Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Nhi, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trung tâm y tế và bệnh viện tuyến huyện cần có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác sẵn sàng thu dung, cấp cứu bệnh nhân. Đồng chí cũng đề nghị Sở Y tế tiếp tục tham mưu cho UBND bổ sung kinh phí cho các hoạt động phòng chống dịch, không để xảy ra tình huống thiếu thuốc, hóa chất, máy phun... Cần tiếp tục tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế dự phòng, cộng tác viên về công tác giám sát bệnh nhân, giám sát côn trùng, kỹ thuật phun hóa chất, diệt lăng quăng, bọ gậy, xử lý ổ dịch, kỹ năng truyền thông; tập huấn về phác đồ điều trị, xử lý cấp cứu bệnh nhân cho cán bộ y tế làm công tác điều trị tại tất cả các tuyến. Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương sẵn sàng hỗ trợ Thanh Hóa về hóa chất, tập huấn, tư vấn chuyên môn... để công tác phòng chống dịch đạt hiệu quả tốt nhất, khống chế kịp thời khi có ổ dịch xảy ra.

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]