(Baothanhhoa.vn) - Những năm trước đây, khi nhắc đến người nhiễm HIV/AIDS nhiều người thường kỳ thị, xa lánh. Với bệnh nhân nhiễm HIV, mắc bệnh coi như đã mang sẵn trong mình bản “án tử”. Thế nhưng, 10 năm qua, nhờ điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV), người nhiễm HIV đã được “hồi sinh”, tiếp tục sống, làm việc như những người bình thường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bước đầu thanh toán thuốc ARV qua bảo hiểm y tế cho bệnh nhân HIV

Những năm trước đây, khi nhắc đến người nhiễm HIV/AIDS nhiều người thường kỳ thị, xa lánh. Với bệnh nhân nhiễm HIV, mắc bệnh coi như đã mang sẵn trong mình bản “án tử”. Thế nhưng, 10 năm qua, nhờ điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV), người nhiễm HIV đã được “hồi sinh”, tiếp tục sống, làm việc như những người bình thường.

Bước đầu thanh toán thuốc ARV qua bảo hiểm y tế cho bệnh nhân HIV

Cán bộ Trạm Y tế xã Trung Sơn (Quan Hóa) tư vấn tham gia BHYT cho bệnh nhân.

Trong nhiều năm qua, điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV chủ yếu dựa vào các nguồn viện trợ quốc tế (đặc biệt là viện trợ của Chính phủ Mỹ thông qua PEPFAR và viện trợ của Quỹ Toàn cầu). Hiện nay, nguồn thuốc ARV viện trợ đã bị cắt giảm, đặc biệt là nguồn thuốc của PEPFAR. Để bảo đảm tính bền vững của điều trị HIV/AIDS, Chính phủ Việt Nam đã chủ trương sử dụng nguồn BHYT để thanh toán thuốc kháng vi rút ARV cho người nhiễm HIV. Để thực hiện chủ trương này, trong những năm qua, Bộ Y tế đã phối hợp với BHXH Việt Nam và các địa phương khẩn trương thực hiện việc chuyển đổi điều trị ARV từ nguồn viện trợ sang BHYT. Hàng loạt giải pháp đã được thực hiện, như: Ban hành các văn bản pháp quy; kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS; mở rộng tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ BHYT; tổ chức đấu thầu tập trung thuốc ARV sử dụng nguồn quỹ BHYT... Theo đó, từ 1-1-2019, toàn bộ người nhiễm HIV từ 16 tuổi trở lên sẽ được thanh quyết toán thuốc ARV từ nguồn BHYT.

Theo quy định hiện hành, trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV, người nhiễm HIV là người nghèo, người dân tộc thiểu số... được bảo hiểm chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh. Mức chi trả cho người cận nghèo, người đã nghỉ hưu là 95% và cho các đối tượng khác là 80%. Như vậy, người nhiễm HIV chỉ phải chi trả tối đa là 20% tiền chữa bệnh. Thêm nữa, cộng đồng người nhiễm HIV/AIDS khi mua BHYT được hưởng rất nhiều lợi ích trong nhiều dịch vụ y tế như khám bệnh, làm xét nghiệm HIV, mua thuốc ARV, điều trị dự phòng cho phụ nữ nhiễm HIV mang thai, điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội... Thuốc ARV là giải pháp hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe của người nhiễm HIV và bảo vệ cộng đồng khỏi sự lây lan của dịch. Hiện cả nước có hơn 200.000 bệnh nhân HIV/AIDS nhưng chỉ có khoảng 130.000 bệnh nhân đang điều trị thuốc ARV và 90% trong số này tham gia BHYT. Tại Thanh Hóa, bắt đầu triển khai điều trị ARV từ năm 2005, hiện nay đang điều trị cho 3.840 bệnh nhân tại 34 phòng khám ngoại trú trên địa bàn toàn tỉnh (tính đến hết năm 2018, số người điều trị ARV đạt 93,2% trong số bệnh nhân AIDS còn sống trên địa bàn), trong đó số bệnh nhân mới và điều trị lại đưa vào điều trị ARV trong năm 2018 có 631 người. Tính đến 31-12-2018, toàn tỉnh có 2.868/3.066 bệnh nhân có thẻ BHYT, đạt 93% (có 774 bệnh nhân đang điều trị ARV tại các trại giam và Trung tâm 06), trong đó có 386 thẻ BHYT mua cho bệnh nhân trong năm 2018 từ nguồn kinh phí của tỉnh. Năm 2018, có 2.585/3.840 bệnh nhân được xét nghiệm tải lượng vi rút, trong đó có 2.184 mẫu có kết quả tải lượng dưới 1.000 CP, đạt tỷ lệ 93,1% (2.184/2.347).

Bắt đầu từ ngày 8-3-2019, tại 2 bệnh viện: Đa khoa khu vực Ngọc Lặc và Đa khoa huyện Thọ Xuân đã thanh toán bằng nguồn BHYT cho bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV (Bệnh viện Đa khoa TP Thanh Hóa chưa triển khai theo kế hoạch do chưa có nguồn thuốc). Trao đổi về việc triển khai điều trị ARV cho bệnh nhân thông qua thẻ BHYT, bác sĩ Phùng Sỹ Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân chia sẻ, hiện bệnh viện đang quản lý, điều trị cho 102 người, trong số đó có 80% có thẻ BHYT. Theo Thông tư hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Y tế bắt đầu triển khai thuốc ARV chuyển sang nguồn từ BHYT, thì công tác thống kê số lượng dự kiến chúng tôi đều làm theo quy định, tuy nhiên vẫn còn khó khăn khi bệnh nhân quay về điều trị không mang theo giấy tờ, trong khi thủ tục cấp phát thuốc ARV nguồn BHYT yêu cầu rất chặt chẽ về giấy tờ, thông tin của bệnh nhân.

Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV có thẻ BHYT trên địa bàn tỉnh đã chiếm 93,6%. Thanh Hóa cũng thường xuyên có chính sách hỗ trợ người bệnh hoàn cảnh khó khăn mua thẻ BHYT. Do vậy, việc thanh toán điều trị ARV bằng nguồn BHYT không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế của các bệnh nhân. Thạc sĩ, bác sĩ Lê Trường Sơn, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Thanh Hóa, cho biết: Cùng với sự tiến bộ trong lĩnh vực dự phòng lây nhiễm HIV, mở rộng điều trị bằng thuốc kháng vi rút ARV là một trong những giải pháp quan trọng nhất để phòng, chống HIV/AIDS; khi tỷ lệ bệnh nhân có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế, hầu như không có khả năng lây nhiễm cho người khác theo con đường tình dục lên đến hơn 95%. Triển khai điều trị ARV thông qua nguồn BHYT, ngành y tế đã phối hợp với các tổ chức, ban, ngành tiến hành chuẩn bị về nhân lực, cơ sở vật chất, hệ thống phần mềm, tập huấn, truyền thông... Đến thời điểm này có khoảng 400 bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị đủ điều kiện nhận thuốc ARV từ nguồn BHYT. Các bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV tại các cơ sở y tế ngoài 2 bệnh viện nêu trên sẽ tiếp tục được cấp thuốc miễn phí từ nguồn thuốc tài trợ chưa sử dụng hết. Trong thời gian tới, việc thanh toán điều trị ARV từ nguồn BHYT sẽ được mở rộng theo lộ trình, dự kiến đến năm 2020 sẽ thanh toán toàn bộ qua BHYT.

Thuốc kháng vi rút ARV là giải pháp hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe của người nhiễm HIV và bảo vệ cộng đồng khỏi sự lây lan của dịch bệnh. Điều trị ARV sớm có thể làm giảm 41% mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và giảm nguy cơ tử vong; giảm 96% nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục và giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2%; giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và ngành y tế trong hoạt động điều trị và dự phòng. Người nhiễm HIV khi có thẻ BHYT được hưởng các quyền lợi chung như mọi người dân có thẻ BHYT, được cơ quan BHYT thanh toán thuốc ARV, tiền xét nghiệm liên quan đến HIV và các chi phí điều trị nhiễm trùng cơ hội. Người nhiễm HIV tham gia BHYT có thể đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn cấp huyện, cấp tỉnh. Người nhiễm HIV đang điều trị ARV ở đâu, nếu có nhu cầu, thì được tiếp tục điều trị tại cơ sở đó khi tham gia BHYT. Nếu người nhiễm HIV không có thẻ BHYT sẽ phải tự chi trả toàn bộ tiền thuốc ARV và các chi phí liên quan. Mỗi người chỉ phải chi 702.000 đồng/năm để mua BHYT sẽ được hưởng khoảng 13 triệu đồng tiền thuốc ARV, các chi phí liên quan điều trị HIV/AIDS và chi phí điều trị các bệnh khác. Người nhiễm HIV/AIDS hoàn toàn yên tâm khi tham gia BHYT, bởi trên thẻ BHYT không có bất kỳ thông tin gì có ghi là mắc bệnh HIV/AIDS. Thông tin trên thẻ giống thông tin của các đối tượng tham gia BHYT khác. Mọi dữ liệu của người HIV/AIDS theo quy định ngành y tế quản lý, khi tiếp nhận người bệnh được ngành y tế bảo mật theo quy định.

Bài và ảnh: Hà Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]