(Baothanhhoa.vn) - Chiều 22-6, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh đã chủ trì hội nghị xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thanh Hóa năm 2022.

Xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thanh Hóa năm 2022

Chiều 22-6, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh đã chủ trì hội nghị xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thanh Hóa năm 2022.

Xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thanh Hóa năm 2022

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu tại hội nghị.

Năm 2022, Thanh Hóa có 18 hồ sơ đề nghị xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và nghề truyền thống. Sau khi xem xét hồ sơ và tham khảo ý kiến của các ngành chức năng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống năm 2022 cho cả 18 nghề và làng nghề đủ điều kiện, gồm 5 nghề truyền thống, 7 làng nghề, 6 làng nghề truyền thống

Sau khi các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến, Hội đồng đã tiến hành bỏ phiếu công nhận các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống năm 2022. Kết quả 100% phiếu đồng ý nghề dệt thổ cẩm bản Na Chừa, xã Mường Chanh (Mường Lát); nghề mộc thôn Long Thịnh, thôn 1 Yên Lược, thôn 2 Yên Lược, thôn 3 Yên Lược, thôn 1, thôn 3, thôn 4 xã Thuận Minh; nghề làm kẹo lạc thôn Phú Cường, thôn Phú Thọ xã Phú Xuân (Thọ Xuân); nghề làm mắm tép thôn Trung Tâm và thôn Trung Chính, xã Yến Dương; nghề đan cót thôn Yên Thôn, xã Hà Hải (Hà Trung) được công nhận là nghề truyền thống. 7 thôn được công nhận là làng nghề sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh, gồm: thôn 3, thôn 4 xã Vân Sơn (Triệu Sơn), thôn Ngọc Diên 1, thộn Ngọc Diên 2, thôn Chính Đa, thôn Phú Lương, thôn Thanh Xuân, xã Quảng Chính (Quảng Xương).

Xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thanh Hóa năm 2022

Đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu ý kiến tại hội nghị.

4 làng nghề truyền thống được công nhận, gồm: nghề sản xuất rượu cần thôn Tân Thành, xã Thành Lâm (Bá Thước); nghề làm miến gạo, thôn Phú Cường, xã Phú Xuân; nghề làm nón lá ở các thôn 3, thôn 4 xã Thọ Lộc (Thọ Xuân).

Riêng hai làng nghề làm nước mắm Khúc Phụ, thôn Hợp Tâm, thôn Bắc Sơn xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) Hội đồng thống nhất để lại xem xét công nhận ở lần sau.

Xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thanh Hóa năm 2022

Đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang ghi nhận và biểu dương Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương đã có rà soát, đánh giá sát sao, lập hồ sơ đề xuất công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống trên địa bàn. Từ đó, đã hỗ trợ các nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống phát triển bền vững và ngày càng hiệu quả.

Để nghề, làng nghề phát triển bền vững và ngày càng hiệu quả hơn nữa các địa phương cần tăng cường đào tạo, ứng dụng công nghệ, phối hợp với các cơ quan tuyên truyền đẩy mạnh quảng bá sản phẩm làng nghề, từ đó thúc đẩy phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ và ngày càng tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nông thôn mới.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm hoàn tất hồ sơ trình UBND tỉnh xem xét, ra quyết định công nhận các nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống năm 2022.

Khánh Phương


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]