Một ngày sau khi Chủ tịch Nissan Motors Carlos Ghosn bị bắt giữ vì cáo buộc vi phạm Luật Quản lý sàn giao dịch và công cụ tài chính của Nhật Bản, ngày 20/11, Chính phủ Pháp và Nhật Bản đã tái khẳng định sự ủng hộ đối với liên minh giữa 3 hãng xe Renault, Nissan Motors và Mitsubishi Motors.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Pháp-Nhật khẳng định ủng hộ liên minh Renault-Nissan-Mitsubishi

Một ngày sau khi Chủ tịch Nissan Motors Carlos Ghosn bị bắt giữ vì cáo buộc vi phạm Luật Quản lý sàn giao dịch và công cụ tài chính của Nhật Bản, ngày 20/11, Chính phủ Pháp và Nhật Bản đã tái khẳng định sự ủng hộ đối với liên minh giữa 3 hãng xe Renault, Nissan Motors và Mitsubishi Motors.

Trong cuộc điện đàm, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire và người đồng cấp Nhật Bản Hiroshige Seko đã tái khẳng định "sự ủng hộ mạnh mẽ" của chính phủ hai nước đối với liên minh 3 hãng Nissan, Renault và Mitsubishi. Cùng ngày, hãng Reuters dẫn một số nguồn tin cho biết Nissan sẽ mở rộng điều tra vụ bê bối của Chủ tịch Ghosn đối với vấn đề tài chính của Renault-Nissan. Theo đó, Nissan đã thông báo với ban lãnh đạo Renault rằng hãng này đã nắm giữ bằng chứng cho thấy có dấu hiệu sai phạm tại Renault-Nissan BV - liên doanh do mỗi hãng xe góp vốn 50% có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan. RNBV có nhiệm vụ phác thảo chiến lược trung đến dài hạn cho liên minh, và quyết định việc phân phối nguồn lực giữa 3 công ty. Gohsn giữ chức Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO). Trước đó, ông này Ghosn đã bị các công tố viên Nhật Bản thẩm vấn vào ngày 19/11 với cáo buộc vi phạm Luật Quản lý sàn giao dịch và công cụ tài chính của nước này, thao túng các hồ sơ tài chính và báo cáo không đầy đủ thu nhập của bản thân. Ông Ghosn bị tình nghi báo cáo thu nhập tại Nhật Bản thấp hơn so với thực tế 5 tỷ yen (tương đương 44 triệu USD) trong vòng 5 năm (từ năm 2011). Nếu như bị kết luận có tội, ông Ghosn sẽ đối mặt với mức án lên tới 10 năm tù và bị phạt 10 triệu yen (tương đương 88.617 USD). Trong khi đó, sau cuộc điều tra nội bộ kéo dài 1 tháng, Nissan tuyên bố ông Ghosn đã làm giả các báo cáo nộp lên Sở Giao dịch chứng khoán Tokyo và thực hiện các hành vi sai trái nghiêm trọng khác như biển thủ quỹ công ty cho mục đích cá nhân. Nissan và Mitsubishi đã thông báo hai doanh nghiệp này sẽ kiến nghị cách chức Chủ tịch của ông Ghosn, trong khi đó Renault có kế hoạch nhóm họp trong ngày 20/11 để đưa ra một số quyết định liên quan đến ông Ghosn. Sinh ra tại Brazil, Chủ tịch Ghosn được xem là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc giúp hãng Nissan vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế những năm 90 của thế kỷ trước, cũng như hỗ trợ hãng Mitsubisi chống chọi với thời kỳ kinh doanh giảm sút sau khi hãng bị cáo buộc làm giả số liệu về chỉ số tiêu thụ nhiên liệu. Ông gia nhập hãng Renault (Pháp) năm 1996 và là người có công giúp hãng này chuyển lỗ thành lãi nhờ chính sách cắt giảm mạnh tay. Ba năm sau, ông này đảm nhiệm vai trò CEO của Nissan trong bối cảnh hãng này đứng bên bờ vực phá sản. Liên minh Renault-Nissan từ đó cũng ra đời. Tháng 4/2016, CEO Mitsubishi Motors Osamu Masuko đề nghị ông Ghosn đề nghị hồi sinh hãng xe sau bê bối nhiên liệu. Ông này sau đó đã quyết định thâu tóm 34% cổ phần Mitsubishi để trở thành cổ đông lớn nhất. Sau thương vụ trên, Mitsubishi cũng chính thức gia nhập liên minh Renault-Nissan./.


Theo TTXVN

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]