(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa và đã được các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng, tích cực triển khai thực hiện, đạt được kết quả quan trọng. Quá trình thu hút đầu tư phát triển, tỉnh Thanh Hóa cam kết tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa cam kết tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi và bình đẳng

Thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa và đã được các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng, tích cực triển khai thực hiện, đạt được kết quả quan trọng. Quá trình thu hút đầu tư phát triển, tỉnh Thanh Hóa cam kết tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp, thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Ảnh: X.H

Để thu hút đầu tư, tỉnh Thanh Hóa rất chú trọng đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài các chính sách ưu đãi của Trung ương, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách thu hút đầu tư; đồng thời, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp... Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực đất đai, thực hiện cam kết với nhà đầu tư về thời gian giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, huy động tối đa các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Hoàn thiện thể chế quản lý Nhà nước, cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực theo hướng công khai minh bạch, đơn giản, thuận tiện và rút ngắn thời gian giải quyết công việc cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp...

Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Ban tổ chức tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa – tại chỗ” và cam kết thực hiện chính sách “3 không” (không phiền hà sách nhiễu; không yêu cầu bổ sung quá một lần trong quá trình thẩm tra, thẩm định giải quyết công việc; không trễ hẹn trả kết quả). Thời gian qua, 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của ban đều được giải quyết đúng trình tự, giảm thời gian xuống còn 50 đến 70% theo quy định. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu hợp tác đầu tư tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp đều có cán bộ của ban đồng hành, hỗ trợ, hướng dẫn, giải quyết các thủ tục, giúp nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án, cũng như quá trình sản xuất, kinh doanh. Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư: Đến nay, một số chỉ tiêu quan trọng về cải thiện môi trường kinh doanh được cải thiện rõ nét, như: Cải thiện thứ hạng khởi sự doanh nghiệp, đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng cũng như các thủ tục có liên quan.

Nhằm tạo bước đột phá mạnh mẽ đối với nhiệm vụ cải cách hành chính của tỉnh giai đoạn 2017-2020, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Hành chính công tỉnh Thanh Hóa (tháng 11 – 2017) - đây là đầu mối tập trung để thực hiện việc tiếp nhận, tư vấn, hướng dẫn, giám sát, đôn đốc việc giải quyết thủ tục hành chính và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân theo quy định. Công tác quy hoạch được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện và hiện nay đã cơ bản hoàn thiện hệ thống các quy hoạch trên địa bàn tỉnh; đáp ứng đầy đủ các thông tin để các doanh nghiệp nghiên cứu, lựa chọn cơ hội đầu tư. Cùng với đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, đơn vị liên quan tiếp tục rà soát, bãi bỏ các chính sách không còn phù hợp và đề xuất điều chỉnh, bổ sung những chính sách mới nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế và phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước... Năm 2017, tỉnh Thanh Hóa thành lập mới hơn 3.000 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký 18.690 tỷ đồng, so với cùng kỳ gấp 2,04 lần số doanh nghiệp và 2 lần vốn đăng ký, tạo việc làm cho 27.000 lao động, tăng 27% so với cùng kỳ. Toàn tỉnh hiện có 10.563 doanh nghiệp đang hoạt động, nộp ngân sách Nhà nước của khối doanh nghiệp đạt hơn 4.289 tỷ đồng. Hoạt động đối thoại, gặp gỡ và giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư được tăng cường. Định kỳ hàng tháng, Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức hội nghị tiếp doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để tiếp nhận, lắng nghe ý kiến phản ánh và kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, yêu cầu giám đốc các sở, trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm việc tiếp nhận phản ảnh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp để xử lý theo thẩm quyền.

Các cấp, các ngành cũng đã triển khai đồng bộ các giải pháp về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nên đã đạt được kết quả quan trọng. Năm 2017, PCI tỉnh Thanh Hóa đạt 62,46 điểm, đứng thứ 28 cả nước và đứng thứ 2 khu vực Bắc Trung bộ (sau tỉnh Nghệ An), tăng 3,92 điểm và 3 bậc so với năm 2016. Trong đó, 5 chỉ số có điểm và thứ bậc thấp của năm 2016 đều tăng điểm và thứ bậc trong năm 2017, gồm: Gia nhập thị trường (đạt 8,3 điểm, đứng thứ 10; tăng 0,23 điểm và 46 bậc); tiếp cận đất đai (đạt 6,96 điểm, đứng thứ 6, tăng 1,49 điểm và 40 bậc); chi phí thời gian (đạt 6,23 điểm, đứng thứ 39; tăng 0,88 điểm và 22 bậc); cạnh tranh bình đẳng (đạt 4,61 điểm, đứng thứ 48; tăng 1,49 điểm và 15 bậc); tính năng động của chính quyền (đạt 5,57 điểm, đứng thứ 30; tăng 0,92 điểm và 12 bậc).

Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi và bình đẳng, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng tăng. Từ đầu năm 2018 đến ngày 14-3-2018, trên địa bàn tỉnh đã thu hút 59 dự án đầu tư trực tiếp (2 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và 57 dự án đầu tư trong nước), tổng số vốn đầu tư đăng ký 4.414 tỷ đồng và 4,5 triệu USD. Trong đó, một số dự án có quy mô lớn, như: Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái bốn mùa cao cấp (993 tỷ đồng), Nhà máy sản xuất giấy bao bì Miza Nghi Sơn tại xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia (625 tỷ đồng), Hệ thống cấp nước huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (389 tỷ đồng), Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, resort ven biển (380 tỷ đồng), Nhà máy Vôi công nghiệp Nghi Sơn tại xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia (327 tỷ đồng), Kho xăng dầu Hải Hà Nghi Sơn tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (391 tỷ đồng)... Giá trị khối lượng thực hiện quý I ước đạt 11.320 tỷ đồng, bằng 28% kế hoạch và bằng 73% so với cùng kỳ.

Với chủ trương, giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư đã và đang triển khai thực hiện, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt 3 “nhất”; đó là: Hạ tầng thiết yếu phục vụ doanh nghiệp đồng bộ nhất; chi phí thuê đất và sử dụng lao động cạnh tranh nhất; giải quyết các thủ tục hành chính, những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp kịp thời nhất. Đồng thời, trong quá trình phát triển, tỉnh Thanh Hóa luôn hoan nghênh, chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư và cam kết sẽ luôn sát cánh, đồng hành, chia sẻ cùng nhà đầu tư trong suốt quá trình triển khai dự án, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dự án đầu tư hoạt động thông suốt, hoàn vốn nhanh, phát triển bền vững.


Bài và ảnh: X.H

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]