(Baothanhhoa.vn) - Trích tham luận của đồng chí Vũ Văn Đạt - Bí thứ Huyện ủy Quan Sơn, Đoàn đại biểu Đảng bộ huyện Quan Sơn dự Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Phát triển đảng viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Trích tham luận của đồng chí Vũ Văn Đạt - Bí thứ Huyện ủy Quan Sơn, Đoàn đại biểu Đảng bộ huyện Quan Sơn dự Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Phát triển đảng viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Đến nay toàn huyện đã có 4.112 đảng viên trên tổng số 40.526 nhân khẩu, chiếm 10% dân số toàn huyện, trong đó đảng viên là người DTTS chiếm trên 80%.

Trong nhiệm kỳ vừa qua huyện đã kết nạp mới được gần 1.000 đảng viên. Đây là con số không dễ gì có được ở một huyện nghèo, biên giới đa phần là đồng bào DTTS.

Để có được kết quả ấy, Đảng bộ huyện Quan Sơn đã có những cách làm riêng và những bước đi cụ thể, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Từ khâu đánh giá, phân tích kỹ lưỡng những cơ hội, tiềm năng, tận dụng tối đa, vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách và sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó cũng xác định được những khó khăn, thách thức, trong đó phải kể đến những điểm hạn chế đó là:

Xu hướng rời quê hương đi làm ăn xa trong đội ngũ thanh niên, người trong độ tuổi lao động ngày càng gia tăng; đội ngũ học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp và dạy nghề cũng không muốn trở về địa phương vì khó tìm việc làm; lực lượng thanh niên, người lao động tại địa phương thì học vấn không “tinh” hoặc chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế gia đình mà không có tư tưởng, nguyện vọng phấn đấu vào Đảng. Từ đó đã tác động bất lợi đến nguồn nhân lực kế cận tham gia kết nạp đảng.

Trong khi đó, một bộ phận đảng viên trẻ thiếu ý chí, ngại va chạm, ngại tham dự các buổi sinh hoạt do đoàn thể tổ chức, nếu có thì ngại phát biểu trong các các buổi sinh hoạt.

Đặc biệt đối với phụ nữ thì việc học hành chưa được các gia đình chú trọng nhiều, tư tưởng lấy chồng sớm và vào Đảng không để làm gì mà còn mất thời gian, mất tiền đảng phí.

Một số đảng viên vận động để kết nạp thì lại thiếu hụt về tiêu chuẩn, trình độ học vấn nhất là tại các bản có đồng bào Mông sinh sống.

Tình trạng này dẫn đến việc già hóa, thiếu “lửa” trong các phong trào thi đua, chưa hấp dẫn quần chúng tham gia kết nạp Đảng.

Bên cạnh đó, năng lực lãnh đạo một số chi bộ còn hạn chế, cán bộ làm công tác đảng cấp xã, chi bộ bản hạn chế về chuyên môn; lương, phụ cấp thấp cũng giảm độ nhiệt tình, ngại va chạm; những định kiến, phong tục tâp quán lạc hậu trong cộng đồng, gia đình, dòng họ trong đồng bào dân tộc vẫn tồn tại; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình còn nhiều bất cập, còn cán bộ, đảng viên là đồng bào sinh con thứ 3, thứ 4 ảnh hưởng trực tiếp đến việc kết nạp đảng viên và chất lượng đảng viên.

Trong khi đó mạng xã hội bùng nổ, hấp dẫn tầng lớp thanh thiếu niên, trong đó nhiều luận điệu xuyên tác, kích động của các thế lực thù địch, nhiều trang mạng xã hội có nội dung xấu, độc hại, chưa được kiểm soát, các trò chơi trên không gian mạng phát triển không giới hạn cũng đã có những tác động tiêu cực đến công tác phát triển đảng viên.

Từ những đánh giá, nhận định nêu trên, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để Đại hội thảo luận, nghiên cứu và tham khảo

Thứ nhất, cần tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho lao động địa phương, nhất là trong thanh nhiên, là giải pháp tiên quyết để giữ chân họ ở lại với địa phương, tạo nguồn cho công tác kết nạp đảng viên. Muốn làm được vậy cần phải tập trung vào công tác giáo dục định hướng ngay từ bậc THCS, quan tâm mở lớp đào tạo nghề, xây dựng các mô hình kinh tế hộ; đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và đổi mới trong cách sinh hoạt truyền thống; thu hút doanh nghiệp vào địa bàn tạo môi trường hấp dẫn các tầng lớp lao động, thanh niên gắn bó trách nhiệm với quê hương, dòng tộc.

Thứ hai, phải xây dựng được các nhân tố điển hình, các đảng viên trẻ là người dân tộc thiểu số tiên phong, gương mẫu, gắn với đó là làm tốt công tác giao dục chính trị - tư tưởng, thường xuyên sinh hoạt định kỳ nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, trách nhiệm với quê hương, đất nước, vai trò tiền phong gương mẫu trong đảng. Nhất là việc tạo điều kiện để các chi đoàn thanh niên tham gia vào các hoạt động xã hội, các nhiệm vụ của địa phương.

Thứ ba, rà soát, thống kê, đánh giá, phân loại gắn với đào tạo, bồi dưỡng quần chúng, thanh niên ưu tú trong cộng đồng để tham gia các lớp chuyên đề, các lớp cảm tình đảng để chuẩn bị nguồn cho công tác phát triển đảng viên. Gắn với đào tạo, bồi dưỡng đó là việc sử dụng, bố trí các đảng viên trẻ, đảng viên nữ là người DTTS vào các vị trí quan trọng trong bộ máy từ huyện đến cơ sở để thể hiện quan điểm và sự quan tâm đặc biệt của Đảng ta về chính sách dân tộc vùng đồng bào DTTS.

Thứ tư: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác vận động quần chúng và công tác xây dựng các đoàn thể quần chúng vững mạnh toàn diện. Các tổ chức MTTQ, đoàn thể chính trị xã hội, nghiệp đoàn quần chúng cần đổi mới phương thực hoạt động, xóa bỏ tư duy hành chính hóa trong hoạt động; tập trung xây dựng hội đoàn mình vững mạnh, lấy chỉ tiêu phát triển đảng trong từng đơn vị làm thước đo đánh giá cuối năm

Thứ năm, thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với vùng đồng bào DTTS. Khai thác các chương trình tín dụng ưu đãi chính sách hiện có, thực hiện tốt các chương trình, chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, đa dạng hóa các ngành nghề để thu hút lao động; có chế độ đãi ngộ, ưu tiên cho cán bộ, đảng viên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc để người dân tin và phấn đấu vào Đảng.

Nhóm PV (lược ghi)


Nhóm PV (lược ghi)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]