(Baothanhhoa.vn) - Chúng tôi đến thôn 1 Đá Lát - điểm sáng về huy động sức dân trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM) của xã Quảng Phú (Thọ Xuân), cảm nhận rõ sự đổi thay của một vùng đất khó. Vốn có điểm xuất phát trong XDNTM thấp, cơ sở hạ tầng ở thôn 1 Đá Lát chưa được đầu tư đồng bộ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nông thôn mới ở xã Quảng Phú

Chúng tôi đến thôn 1 Đá Lát - điểm sáng về huy động sức dân trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM) của xã Quảng Phú (Thọ Xuân), cảm nhận rõ sự đổi thay của một vùng đất khó. Vốn có điểm xuất phát trong XDNTM thấp, cơ sở hạ tầng ở thôn 1 Đá Lát chưa được đầu tư đồng bộ.

Diện mạo nông thôn mới ở thôn 1 Đá Lát.

Với tinh thần người dân là chủ thể trong XDNTM nên khi bắt tay vào thực hiện, chi bộ thôn đã lãnh đạo các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về trách nhiệm của mình trong XDNTM. Đáng nói hơn, trong quá trình thực hiện các tiêu chí NTM, chi bộ thôn 1 Đá Lát đã phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở. Nhờ đó, đã tạo được sự đồng thuận, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Đồng chí Nguyễn Trọng Bảo, bí thư chi bộ thôn, cho biết: “Chỉ cách đây hơn một năm, con đường vào thôn 1 Đá Lát chủ yếu là đường đất, lầy lội, người dân đi lại khó khăn. Chi bộ, ban lãnh đạo thôn đã tổ chức các cuộc họp thôn để người dân được trực tiếp bàn bạc, thống nhất và đề ra mức đóng góp phù hợp. Sau cuộc họp, nhân dân trong thôn đã thống nhất, quyết định lựa chọn bê tông hóa đường trục chính vào thôn”. Bên cạnh 260 tấn xi măng của Nhà nước hỗ trợ, mỗi nhân khẩu trong thôn 1 Đá Lát còn “chung sức” đóng góp 2 triệu đồng để làm đường giao thông và các công trình hạ tầng nông thôn khác. Đến nay, thôn 1 Đá Lát đã bê tông hóa được gần 3 km đường trục chính vào thôn; nhà văn hóa cũng được sửa chữa khang trang. Không chỉ đóng góp tiền, ngày công lao động, nhiều hộ dân ở thôn 1 Đá Lát còn hiến một phần đất sản xuất, vườn tược để làm đường. Điển hình như: “Gia đình ông Phạm Văn Thi, đã hiến khoảng 35 m2 và 5 cây xoan trong vườn. Gia đình ông Thi đã nhận thức được lợi ích chung của cộng đồng nên khi chúng tôi xuống vận động gia đình đã ủng hộ, đồng thuận ngay” – đồng chí Bảo nói.

Với tinh thần “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ”, huy động “sức dân để lo cho dân”, Đảng ủy, chính quyền xã Quảng Phú đã chủ động huy động nội lực kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông nông thôn. Nếu vào thời điểm đầu nhiệm kỳ khi mới triển khai XDNTM đường giao thông nông thôn của xã phần lớn là đường đất, nhân dân đi lại rất khó khăn vất vả, thì nay đã cứng hóa được 20,53 km. Bên cạnh đó, từ nguồn vốn đóng góp của nhân dân, 12 nhà văn hóa thôn trên địa bàn xã đã được xây dựng và sửa chữa. Đồng thời, các công trình cơ sở hạ tầng khác, như: 2 trường mầm non khu trung tâm xã và khu Núc Mọ, trạm y tế, cầu Mọ, khu văn hóa trung tâm xã, trường tiểu học được đầu tư xây dựng. Những công trình trên đã, đang trở thành điểm nhấn thay đổi diện mạo nông thôn ở xã miền núi Quảng Phú. Song song với hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong đó, xã khuyến khích nông dân đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả, như: Chăn nuôi gia súc quy mô lớn, trồng ăn quả, cây cao su tiểu điền,... Những mô hình kinh tế này đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện còn 6,34% và thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 24,9 triệu đồng/năm.


Bài và ảnh: Hòa Bình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]