(Baothanhhoa.vn) - 5 năm qua, MTTQ tỉnh và các đoàn thể đã tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị (khóa XI) về giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH), góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, tạo đồng thuận trong xã hội, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị vững mạnh. Với phương châm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, MTTQ các cấp có các hình thức giám sát trên nhiều lĩnh vực, cách thức tổ chức sáng tạo, đưa ra những kiến nghị thiết thực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội

5 năm qua, MTTQ tỉnh và các đoàn thể đã tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị (khóa XI) về giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH), góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, tạo đồng thuận trong xã hội, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị vững mạnh. Với phương châm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, MTTQ các cấp có các hình thức giám sát trên nhiều lĩnh vực, cách thức tổ chức sáng tạo, đưa ra những kiến nghị thiết thực.

Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội

Các thành viên ban giám sát đầu tư của cộng đồng xã Nga Liên (Nga Sơn) giám sát thi công công trình hạ tầng khu dân cư Kỳ Tại.

Trong 5 năm (2014-2019), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với các đoàn thể giám sát trên 123 cuộc; phối hợp với Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh giám sát 26 cuộc. Bên cạnh đó, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tổ chức giám sát độc lập được 4.293 cuộc; trong đó, cấp tỉnh giám sát 44 cuộc; cấp huyện 864 cuộc; cấp xã 3.386 cuộc. Nội dung giám sát tập trung vào các lĩnh vực được đông đảo người dân quan tâm như: Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; sản xuất, chế biến và sử dụng bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người dân trong công tác giải phóng mặt bằng ở một số dự án trọng điểm; việc huy động đóng góp của nhân dân để xây dựng nông thôn mới; việc thực hiện Chương trình 30a; việc giải quyết, xử lý ô nhiễm môi trường...

Công tác giám sát còn được đẩy mạnh thực hiện thông qua hoạt động của các ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Trong 5 năm, các ban thanh tra nhân dân đã giám sát được 4.451 vụ, xác minh 425 vụ việc; qua giám sát đã kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết 3.251 vụ việc. Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức giám sát 6.598 công trình, dự án trên địa bàn xã, phường, thị trấn, kiến nghị xử lý 1.326 công trình vi phạm các quy định chỉ giới, quy trình thi công.

Qua giám sát, đã chỉ ra những ưu điểm và những mặt còn hạn chế, những bất cập, sai sót trong quá trình thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh và địa phương. Sau các cuộc giám sát, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã thông báo kết quả giám sát và kiến nghị các bộ, ngành Trung ương và địa phương sửa đổi, bổ sung các chính sách không còn phù hợp với thực tiễn, đề nghị cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành liên quan xem xét, giải quyết những tồn đọng và có biện pháp khắc phục những sai sót, hạn chế trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh đó, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tổ chức PBXH đối với 998 dự thảo các văn bản của cấp ủy, các chương trình, đề án, các cơ chế, chính sách của chính quyền các cấp. Trong đó, cấp tỉnh phản biện 18 dự thảo văn bản; cấp huyện phản biện 160 dự thảo văn bản; cấp xã phản biện 820 dự thảo văn bản liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân, như: Dự thảo quyết định về việc điều chỉnh giá bán nước sinh hoạt; dự thảo phương án sửa đổi, bổ sung một số loại phí và lệ phí; dự thảo quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục - đào tạo công lập trên địa bàn tỉnh; dự thảo phương án giá các loại dịch vụ chuyển từ phí sang giá thuộc thẩm quyền định giá của UBND tỉnh... Nhiều ý kiến PBXH của Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, đánh giá cao; trở thành một kênh thông tin quan trọng, cần thiết giúp các cấp ủy đảng, chính quyền trong lãnh đạo, quản lý, điều hành.

Tuy vẫn còn nhiều mặt hạn chế, nhưng có thể khẳng định, hoạt động GS, PBXH góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ các cấp trong tỉnh thời gian qua đã đi vào nền nếp, trở thành hoạt động chủ yếu và thường xuyên, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các tầng lớp nhân dân, được Đảng, chính quyền và nhân dân ghi nhận.

Theo đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thanh Thủy, để không ngừng nâng cao chất lượng công tác GS, PBXH, trong thời gian tới, mặt trận, các đoàn thể tiếp tục phát huy vai trò chủ thể, chủ động, tích cực làm tốt việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch GS, PBXH hằng năm; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về công tác GS, PBXH. Kết hợp liên thông 3 nhiệm vụ: Giám sát, phản biện, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tăng giám sát vụ việc qua giám sát giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri và nhân dân; vấn đề báo chí, dư luận quan tâm, nhân dân đang bức xúc, tăng đồng thuận xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ.

Thực tiễn cho thấy, muốn phát huy giám sát của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cần phải có quy định cụ thể, sát thực, dễ hiểu, dễ làm. MTTQ, các đoàn thể tiếp tục nghiên cứu, xây dựng quy trình tập hợp ý kiến nhân dân, phát huy tốt nhất vai trò và trí tuệ của các ủy viên ủy ban MTTQ, của nhân sĩ, trí thức, các giới, dân tộc, tôn giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia, người uy tín, đoàn viên, hội viên và sự ủng hộ của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Bài và ảnh: Phan Nga



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]