(Baothanhhoa.vn) - Trung tâm chính trị cấp huyện (trước đây là trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy cấp huyện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của ban thường vụ cấp ủy cấp huyện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm chính trị cấp huyện

Trung tâm chính trị cấp huyện (trước đây là trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy cấp huyện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của ban thường vụ cấp ủy cấp huyện.

Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm chính trị cấp huyện

Các học viên tham gia lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính tại Trung tâm Chính trị huyện Quảng Xương. Ảnh: P.N

Trong những năm qua, các trung tâm chính trị cấp huyện đã từng bước tạo được sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu tổ chức và chất lượng hoạt động. Đặc biệt, các trung tâm đã phân công cán bộ, giảng viên dự sinh hoạt với các chi bộ khác, tham gia các hoạt động với đội ngũ báo cáo viên, tham dự các hội nghị có liên quan chuyên môn để cập nhật tình hình thực tiễn. Nhờ đó, cán bộ, giảng viên của trung tâm nắm bắt đầy đủ hơn tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, hiểu được nhu cầu, nội dung cần thiết cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Trung tâm đề cao vai trò chủ động học tập, cập nhật kiến thức của giảng viên. Các giảng viên đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng mở rộng liên hệ lý luận với thực tiễn; tăng cường đối thoại, làm việc nhóm. Thường xuyên thăm lớp, dự giờ, góp ý bài giảng cho giảng viên; kiểm tra, thẩm định, phê duyệt giáo án bài giảng trước khi lên lớp của giảng viên. Công tác quản lý học viên có nhiều đổi mới. Công tác trao đổi thông tin với tổ chức cơ sở đảng được duy trì thông qua việc nắm bắt nguồn học viên, công tác chiêu sinh, thông báo kết quả học tập và ý thức chấp hành của học viên giúp cho chất lượng học tập hiệu quả hơn. Chỉ riêng năm 2019, các trung tâm đã tổ chức được 1.188 lớp với 117.342 lượt học viên gồm các lớp: Bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng, bồi dưỡng đảng viên mới, sơ cấp lý luận chính trị và các lớp bồi dưỡng khác. Phối hợp với Trường Chính trị tỉnh duy trì 33 lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính không tập trung; các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên và chuyên viên chính; tổ chức thành công các lớp bồi dưỡng cán bộ dự nguồn ban chấp hành và các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp huyện nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026, tại 27/27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, các trung tâm còn một số hạn chế sau: Nhận thức, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền địa phương có lúc, có nơi chưa đầy đủ về vị trí, vai trò, chức năng của trung tâm chính trị cấp huyện. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; việc nghiên cứu và vận dụng nội dung đại hội đảng bộ các cấp vào bài giảng ở một số ít giảng viên còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, đồng bộ, nhất là trong hoạt động thẩm định, phê duyệt chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của trung tâm chính trị cấp huyện.

Để nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm chính trị cấp huyện, trước hết cần nâng cao nhận thức của cấp ủy các cấp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của trung tâm đối với hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở cơ sở. Các trung tâm cần đổi mới công tác quản lý, tổ chức các hoạt động thông qua việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm phù hợp với thực tiễn; công tác tuyển chọn, xét duyệt các đối tượng đi học các lớp bồi dưỡng đảm bảo chất lượng, yêu cầu công tác cán bộ, xây dựng Đảng. Đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm, người học tích cực tham gia vào quá trình đào tạo, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng bài giảng... Việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm cấp huyện. Ban thường vụ cấp huyện cũng cần xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, đồng bộ cho nhiệm kỳ, từng năm để chỉ đạo tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm, trong đó, cần chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo, sắp xếp, bố trí con người, đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập của trung tâm đảm bảo chuẩn mực, văn minh, hiện đại. Đồng thời, để khắc phục tình trạng giảng viên kiêm chức còn ít, thường trực, thường vụ, lãnh đạo HĐND, UBND, cấp ủy cần bố trí thời gian, trực tiếp tham gia làm giảng viên các chuyên đề về tình hình thực tế địa phương cho các lớp bồi dưỡng, nhất là các lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng, đảng viên mới...

Ths. Lê Thị Hương

(Trường Chính trị tỉnh)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]