(Baothanhhoa.vn) - Huyện Như Thanh có 17 xã, thị trấn, với trên 93.000 người, chủ yếu 4 dân tộc anh em Kinh, Mường, Thái, Thổ cùng sinh sống, trong đó người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 51%. Những năm qua, huyện luôn xác định thực hiện tốt các chính sách dân tộc để giúp đồng bào phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS thay đổi tích cực theo hướng nông thôn mới, đời sống vật chất, tinh thần người dân ngày càng được nâng cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Như Thanh thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc

Huyện Như Thanh có 17 xã, thị trấn, với trên 93.000 người, chủ yếu 4 dân tộc anh em Kinh, Mường, Thái, Thổ cùng sinh sống, trong đó người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 51%. Những năm qua, huyện luôn xác định thực hiện tốt các chính sách dân tộc để giúp đồng bào phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS thay đổi tích cực theo hướng nông thôn mới, đời sống vật chất, tinh thần người dân ngày càng được nâng cao.

Huyện Như Thanh thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc

Mô hình trồng cây ăn quả, kết hợp chăn nuôi của gia đình ông Lê Văn Sơn, dân tộc Mường ở thôn 3, xã Xuân Phúc cho hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện các chính sách dân tộc, thông qua Chương trình 135 và các chương trình, dự án khác, từ năm 2014 đến nay huyện Như Thanh được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ trên 77 tỷ đồng. Bằng các nguồn vốn này, huyện đã đầu tư xây dựng 102 công trình, trong đó có 35 công trình giao thông, 8 công trình thủy lợi, 44 công trình nhà văn hóa thôn và trung tâm văn hóa xã, 5 công trình trường học, 11 công trình thủy lợi, 6 công trình trạm y tế. Ngoài ra, huyện cũng đã hỗ trợ xây dựng được 7 mô hình phát triển sản xuất, cho 200 hộ dân được hưởng lợi; hỗ trợ 1.470 hộ nghèo và cận nghèo mua 838 con trâu, 692 con bò, 86 con dê sinh sản, với tổng số tiền 13 tỷ 673 triệu đồng. Nhiều mô hình phát triển sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và được nhân ra diện rộng, góp phần nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân. Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho người dân được quan tâm. Hằng năm, toàn huyện đã mở hàng trăm lớp tập huấn cho hàng nghìn lượt người dân tham gia, góp phần nâng cao năng lực, kiến thức khoa học kỹ thuật, hiểu biết pháp luật và nâng cao dân trí cho cán bộ cơ sở và người vùng đồng bào DTTS. Bên cạnh đó, thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS, như tặng quà nhân các ngày lễ, tết; tổ chức tập huấn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức các đợt tham quan, học tập kinh nghiệm ở các mô hình làm kinh tế giỏi ở trong và ngoài tỉnh. Huyện cũng thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ về giáo dục - đào tạo, như: Hỗ trợ tiền ăn và tiền nhà ở cho học sinh DTTS bán trú; hỗ trợ sinh viên thuộc hộ nghèo vay vốn học tập...

Hầu hết các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước được đầu tư trên địa bàn huyện Như Thanh đều phát huy có hiệu quả, góp phần tích cực phát triển sản xuất, ổn định đời sống cho đồng bào DTTS. Đến nay, đã có 16/17 xã, thị trấn có đường ô tô được cứng hóa đến trung tâm xã; 100% xã, thị trấn có trụ sở khang trang; 100% số xã, 165/165 thôn, bản được sử dụng điện lưới quốc gia; 90,6% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh; 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 17/17 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 16,5%; thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 29,55 triệu đồng. Sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng và phát triển khá; cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa; tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được áp dụng, trình độ thâm canh được nâng lên, nhiều mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị được hình thành. Chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục được chú trọng, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển trang trại, gia trại. Kinh tế lâm nghiệp tiếp tục phát triển mạnh, nhiều hộ gia đình DTTS đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ kinh tế rừng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tiếp tục có sự phát triển tích cực. Hoạt động văn hóa - xã hội có chuyển biến tích cực, theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, chuẩn hóa, nâng cao chất lượng. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được quan tâm, với việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn và tăng cường cơ sở vật chất trường học; hệ thống trường lớp học đã được xây dựng kiên cố, có 67,3% trường học đạt chuẩn quốc gia. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được khôi phục và phát triển, dịch vụ du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái ngày càng mở rộng, thu hút hàng chục nghìn du khách...

Nhờ triển khai có hiệu quả các chính sách dân tộc, đến nay đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc huyện Như Thanh được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 10,16%.

Bài và ảnh: Khắc Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]