(Baothanhhoa.vn) - Công tác điều động, luân chuyển cán bộ là một trong những nội dung được Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, nhằm từng bước thay đổi nhận thức, phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đội ngũ cán bộ được đào tạo, rèn luyện thử thách qua thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đây cũng là giải pháp căn bản để tăng cường cán bộ về những địa phương khó khăn, khắc phục tình trạng cục bộ, đồng thời thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả trong công tác điều động, luân chuyển cán bộ ở huyện Vĩnh Lộc

Công tác điều động, luân chuyển cán bộ là một trong những nội dung được Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, nhằm từng bước thay đổi nhận thức, phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đội ngũ cán bộ được đào tạo, rèn luyện thử thách qua thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đây cũng là giải pháp căn bản để tăng cường cán bộ về những địa phương khó khăn, khắc phục tình trạng cục bộ, đồng thời thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Nhiều diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả được bà con nhân dân xã Vĩnh Khang (Vĩnh Lộc) chuyển sang trồng ngô cho năng suất cao.

Để công tác điều động, luân chuyển cán bộ trên địa bàn thực sự có hiệu quả, đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, Ban Thường vụ Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tiến hành từng bước, thận trọng, không làm tràn lan, chạy theo số lượng. Các đợt điều động, luân chuyển cán bộ đều được thực hiện theo phương án cụ thể, đảm bảo yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Đặc biệt, huyện luôn nêu cao nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai công tác cán bộ; định kỳ rà soát, bổ sung quy hoạch, thông báo kết quả nhận xét, đánh giá quy hoạch cán bộ cho các đơn vị để có hướng đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện công tác điều động, luân chuyển. Ngoài ra, Ban Thường vụ Huyện ủy thường xuyên theo dõi chỉ đạo, kịp thời điều chỉnh những hạn chế, khuyết điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ điều động, luân chuyển hoàn thành nhiệm vụ. Bản thân cán bộ điều động, luân chuyển cũng luôn nỗ lực, tích cực học tập, rèn luyện trong môi trường thực tiễn để tham gia vào quá trình lãnh đạo, quản lý ở cơ sở, làm hạt nhân xây dựng khối đại đoàn kết, cải cách hành chính, lề lối làm việc... Sau khi về cơ sở, cán bộ điều động, luân chuyển trưởng thành hơn. Từ đó, nâng cao kinh nghiệm thực tiễn, năng lực quản lý, phát huy vai trò, trách nhiệm khi đảm nhiệm cương vị mới cao hơn. Từ năm 2013 đến nay, huyện Vĩnh Lộc đã điều động, luân chuyển được gần 100 lượt cán bộ ở cấp huyện và cấp xã.

Theo đánh giá của Ban Tổ chức Huyện ủy Vĩnh Lộc, sau thời gian điều động, luân chuyển, các cán bộ đều có bước trưởng thành, vận dụng và phát huy được năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong lãnh đạo, điều hành; tiếp cận nhanh với môi trường làm việc mới, có cách nhìn, phương pháp lãnh đạo toàn diện hơn; có ý thức rèn luyện, giữ gìn đạo đức, lối sống, đoàn kết cùng tập thể lãnh đạo địa phương thúc đẩy thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội. Trong đó, đặc biệt quan tâm chỉ đạo sản xuất nông, lâm nghiệp, dịch vụ thương mại; xây dựng các mô hình trong phát triển kinh tế góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Hiệu quả công tác điều động, luân chuyển cán bộ còn thể hiện rõ nét thông qua việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. 100% cán bộ điều động, luân chuyển đã tập trung lãnh đạo, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền kiện toàn ban chỉ đạo xã, ban quản lý xã, ban phát triển thôn; phối hợp với MTTQ và các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới, tạo nhiều chuyển biến so với trước đây. Trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, hầu hết cán bộ điều động, luân chuyển đã rà soát, bổ sung quy chế làm việc của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể; chấn chỉnh lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành chính; trực tiếp lắng nghe ý kiến của nhân dân, xem xét, giải quyết có hiệu quả các vấn đề phát sinh tại cơ sở. Tiêu biểu như tại xã Vĩnh Thành, sau khi luân chuyển đến, cán bộ mới đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng năng suất lúa bình quân năm 2017 lên 75,5 tạ/ha (tăng 3 tạ/ha so với năm 2016); chuyển đổi gần 10 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao như cây ngô, ớt xuất khẩu, đậu tương... Hay như xã Vĩnh Yên, sau khi luân chuyển, cán bộ đã tiếp tục chỉ đạo đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất lúa với diện tích mở rộng lên 85 ha, các mô hình nuôi lợn sinh sản, trâu bò, trồng chuối Tây Thái được duy trì, phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tại xã Vĩnh Khang, ngoài chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, cán bộ luân chuyển đến đã củng cố, phát triển một số nghề phụ như chế biến nông sản thực phẩm, mộc dân dụng..., góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động và giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 11,7%.

Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, huyện Vĩnh Lộc tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, ban hành các quy định liên quan đến công tác điều động, luân chuyển như đối tượng điều động, luân chuyển, chế độ hỗ trợ về kinh phí, chế tài, trách nhiệm, thời hạn luân chuyển, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, lý luận chính trị cho cán bộ thuộc diện điều động, luân chuyển cũng như trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy nơi có cán bộ điều động, luân chuyển công tác. Thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm, đề ra nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tổ chức thực hiện tốt hơn công tác điều động, luân chuyển cán bộ, góp phần chuẩn bị nguồn cán bộ cho huyện trước mắt và lâu dài.


Bài và ảnh: Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]