(Baothanhhoa.vn) - Trích tham luận của đại biểu Đào Vũ Việt - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng, Đoàn đại biểu Đảng bộ Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giải pháp huy động nguồn lực đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa trên địa bàn

Trích tham luận của đại biểu Đào Vũ Việt - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng, Đoàn đại biểu Đảng bộ Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giải pháp huy động nguồn lực đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa trên địa bàn

Xác định việc đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa đóng vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua, mục tiêu đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo các cấp ngành triển khai thực hiện; công tác phát triển đô thị được thực hiện đồng bộ, tỷ lệ đô thị hóa tăng khá, tạo ra diện mạo mới cho phát triển của tỉnh.

Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hóa tỉnh Thanh Hóa khoảng 40% trở lên; đến năm 2030 đạt khoảng 50% trở lên.

Để đạt mục tiêu trên thời gian tới cần có giải pháp huy động nguồn lực để phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn như sau:

Thứ nhất, tập trung nguồn lực cho các dự án ưu tiên đầu tư và phát triển các đô thị, các trung tâm kinh tế động lực làm khâu đột phá, có sức lan tỏa lớn tạo đà phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên đầu tư các hạ tầng thiết yếu làm đòn bẩy thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư vào phát triển đô thị.

Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa theo hướng bền vững, phân phối hợp lý, cân đối giữa các vùng, kết nối thuận lợi với hệ thống đô thị vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Phát triển hệ thống đô thị hiện đại và thân thiện môi trường, tôn trọng, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống về kiến trúc; khu vực ngoài các đô thị có kết cấu hạ tầng phát triển, đảm bảo văn minh đô thị với sự phát triển dịch vụ xã hội cơ bản ở trình độ cao, chất lượng cao.

Tập trung đầu tư hoàn thiện và đồng bộ hạ tầng của các đô thị trung tâm giữ vai trò là động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó xây dựng thành phố Thanh Hóa trở thành đô thị thông minh và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của đô thị loại I.

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng các đô thị: Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Nghi Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng, Ngọc Lặc… Hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư để sớm khởi công các dự án đô thị lớn như: Hàm Rồng - Núi Đọ phía Tây Bắc thành phố Thanh Hóa; Khu đô thị mới xã Hoằng Quang và xã Long Anh, TP Thanh Hóa; Dự án đô thị động lực tại thị xã Nghi Sơn; Dự án khu phức hợp dịch vụ hàng không, đô thị du lịch nghỉ dưỡng, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao Thọ Xuân; các khu đô thị du lịch dọc tuyến đường ven biển từ Hoằng Hóa đến Quảng Xương… Xây dựng khu vực Sân bay Thọ Xuân trở thành đô thị sân bay theo xu hướng thế giới.

Thứ hai, tiếp tục ưu tiên bố trí vốn đầu tư từ ngân sách, tăng cường thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước, theo hình thức đối tác công tư và các nguồn lực trong Nhân dân để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng đô thị. Trong đó, tập trung đẩy mạnh hình thức đầu tư PPP để phát triển đô thị (đặc biệt là đô thị thông minh); phát triển và điều hành tốt thị trường bất động sản, coi thị trường bất động sản là đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các biện pháp kích thích vào đất đai, tạo lập các công trình, nhà xưởng, vật kiến trúc… từ đó tạo chuyển dịch đáng kể và quan trọng về cơ cấu trong các ngành.

Thứ ba, sử dụng các quỹ đầu tư hiện có bao gồm: Quỹ đầu tư phát triển địa phương, quỹ phát triển đất, quỹ phát triển hạ tầng, quỹ phát triển nhà ở… để tạo nguồn kinh phí đầu tư cho các khu vực phát triển đô thị. Theo đó, các giải pháp huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị một cách hiệu quả bao gồm: Tập trung vào các khu vực và dự án trọng điểm, có sức lan tỏa lớn; thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế bằng cách tập trung vào xây dựng 5 yếu tố cạnh tranh: quy trình nhanh gọn - cơ chế hấp dẫn - hạ tầng đảm bảo - môi trường trong sạch - nhân lực dồi dào; huy động tối đa nguồn vốn trong nhân dân bằng cơ chế, chính sách xã hội hóa, nâng cao vai trò cộng đồng và chính quyền đô thị.

Thứ tư, xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi cho dự án đầu tư phát triển đô thị theo từng nhóm dự án như sau: Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội phục vụ công cộng; công trình nhà ở, gồm: Nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư; nhà ở cho thuê, nhà ở dân cư hiện có cải tạo, xây dựng lại; công trình có ứng dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trường; chính sách ưu đãi đầu tư: Ưu đãi trong việc cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất với mức ưu đãi tối đa; giao đất hoặc cho thuê đất là đất sạch để xây dựng công trình xã hội hóa; chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư đô thị song song với các chính sách ưu đãi để hỗ trợ, đồng hành cùng các nhà đầu tư, gồm: Chú trọng cải thiện kỹ thuật xúc tiến đầu tư, thực hiện các hoạt động tạo nguồn đầu tư, nâng cấp các dịch vụ đầu tư thông qua một chiến dịch tạo dựng hình ảnh các đô thị tỉnh Thanh Hóa với những tài liệu, ấn phẩm thông tin đa dạng, bảo đảm tính xác thực, độ tin cậy, tính tiện ích và khả năng dễ tiếp cận. Tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư thường niên và đặc biệt theo các đối tượng và chủ đề khác nhau như: đầu tư các khu Công nghiệp, đầu tư Du lịch và Thương mại, đầu tư khu vực Nghi Sơn và các vùng phụ cận, đầu tư khu vực miền núi phía Tây… Đặc biệt, chú trọng tiếp cận các nhà đầu tư khu vực Đông Á và Đông Nam Á với trọng tâm là Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan là các quốc gia có kinh nghiệm về đầu tư phát triển đô thị và đã có các nhà đầu tư tại Thanh Hóa.

Nhóm PV (lược ghi)


Nhóm PV (lược ghi)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]