(Baothanhhoa.vn) - Có thể nói, du lịch Thanh Hóa trong những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ và bứt phá với những con số ấn tượng về lượt khách và tổng thu du lịch qua các năm, thực sự đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015 và cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn 2016-2020. Điều này là minh chứng cho những quyết sách, chủ trương đúng đắn, kịp thời của các cấp ủy đảng và chính quyền, Nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa thể “lấp đầy” một tồn tại, đó là “phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để du lịch Thanh Hóa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Có thể nói, du lịch Thanh Hóa trong những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ và bứt phá với những con số ấn tượng về lượt khách và tổng thu du lịch qua các năm, thực sự đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015 và cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn 2016-2020. Điều này là minh chứng cho những quyết sách, chủ trương đúng đắn, kịp thời của các cấp ủy đảng và chính quyền, Nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa thể “lấp đầy” một tồn tại, đó là “phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa”.

Để du lịch Thanh Hóa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Bước sang giai đoạn mới, với những trọng trách mới, phấn đấu đưa du lịch Thanh Hóa thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung bộ và cả nước mà Nghị quyết 58-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị đã đề ra. Đặc biệt, chúng tôi kỳ vọng rằng, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020–2025 sẽ tiếp tục phát huy trí tuệ tập thể, xây dựng Chương trình hành động với những nhiệm vụ, giải pháp thực sự căn cơ, đầy đủ, sát, đúng trong thời gian trước mắt và lâu dài, trong không gian vĩ mô và vi mô, nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đề ra.

Đầu tư cho du lịch cũng chính là đầu tư cho giao thông, y tế, giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp, khoa học... Để làm được điều này, cần sự chỉ đạo, định hướng thống nhất, xuyên suốt trong việc gắn kết du lịch với các ngành, các lĩnh vực ngay từ việc quy hoạch, đầu tư phát triển. Đặc biệt, trong thời gian tới, tỉnh ta cần phát động sâu rộng chiến dịch “Tôi yêu Thanh Hóa” để truyền lửa, truyền cảm hứng, truyền tình yêu và lòng tự hào về quê hương Thanh Hóa cho mỗi người dân. Từ đó, để mỗi người dân thực sự trở thành những tuyên truyền viên, hướng dẫn viên, đại sứ lan tỏa cho ngành du lịch Thanh Hóa đến với du khách trong và ngoài nước. Có như vậy, sự văn minh, thân thiện, hiếu khách sẽ trở thành một nét đẹp tự nhiên, vốn có của mỗi người dân Thanh Hóa.

Thực tế phát triển ngành du lịch cho thấy, địa phương nào, ngành nghề nào cũng có thể đóng góp cho du lịch một điểm đến mới, thu hút du khách bằng cái thật riêng của mình - đó có thể là tự nhiên hay nhân tạo. Đơn cử như thay vì thiết kế một công trình chỉ đảm bảo an toàn, vững chắc và đầy đủ công năng; thì thêm vào đó tính thẩm mỹ, với ý tưởng thiết kế độc đáo, mới lạ, truyền tải thông điệp theo bản sắc địa phương... Khi đó, công trình sẽ tạo ra một điểm “check-in” mới của khách du lịch, trở thành hình ảnh đặc trưng, tạo nên thương hiệu cho du lịch địa phương. Thiết nghĩ, đây cũng chính là một trong các tiêu chí cần có, để tỉnh ta lựa chọn nhà thầu đối với các công trình có vốn Nhà nước và là tiêu chí ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án lớn từ nguồn xã hội hóa. Để mỗi công trình của tỉnh Thanh Hóa đều tạo nên điểm nhấn và trở thành hình ảnh gắn liền với thương hiệu xứ Thanh.

Nguyễn Thị Nguyệt

Trưởng Phòng Nghiệp vụ du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]