(Baothanhhoa.vn) - Nhận thức rằng, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực, hay nguồn sức mạnh nội sinh cho phát triển bền vững. Do đó, xây dựng đời sống văn hóa mới, gắn với xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa và xây dựng nông thôn mới, cũng chính là từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển và khẳng định vị thế của văn hóa.

Dấu ấn 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII: Bài 14: Xây dựng đời sống văn hóa - vì một xã hội phát triển bền vững, tiến bộ và văn minh

Nhận thức rằng, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực, hay nguồn sức mạnh nội sinh cho phát triển bền vững. Do đó, xây dựng đời sống văn hóa mới, gắn với xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa và xây dựng nông thôn mới, cũng chính là từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển và khẳng định vị thế của văn hóa.

Dấu ấn 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII: Bài 14: Xây dựng đời sống văn hóa - vì một xã hội phát triển bền vững, tiến bộ và văn minhLễ hội Lam Kinh. Ảnh: khôi nguyên

Tin liên quan:

Xác định rõ vai trò, vị thế và nhiệm vụ của văn hóa đối với đời sống xã hội, suốt nhiều thập kỷ qua, các chương trình, phong trào, cuộc vận động về văn hóa được triển khai trên địa bàn tỉnh, đã và đang tập trung vào xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân. Điển hình là Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước”; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; phong trào “Xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa”; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”...

Một bức tranh đời sống văn hóa mới với nhiều gam màu sáng, đang dần được định hình. Đặc biệt, việc xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình, ngày càng được chú trọng. Đồng thời, vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, cũng được khai thác và phát huy ngày càng hiệu quả. Đời sống văn hóa của Nhân dân ngày càng phong phú, nhiều giá trị văn hóa truyền thống được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng... được khơi dậy. Công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng được mở rộng, góp phần đáng kể vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, tôn tạo, phục dựng; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa tâm linh của Nhân dân được quan tâm..

Đặc biệt, thông qua việc củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, mà các hoạt động văn hóa ngày càng thấm sâu vào đời sống. Trong đó, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người. Đồng thời, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Tính đến cuối năm 2019, toàn tỉnh có 776.759/957.825 hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 81,1%; sang năm 2020, có 862.043/957.825 hộ gia đình đăng ký phấn đấu để xét công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 90%. Cũng trong năm 2019, toàn tỉnh có 3.133/4.357 thôn, bản, tổ dân phố được công nhận khu dân cư văn hóa, đạt tỷ lệ 71,9%; sang năm 2020, có 3.704/4.357 thôn, bản, tổ dân phố đăng ký xét công nhận danh hiệu văn hóa, đạt tỷ lệ 85%. Toàn tỉnh hiện có 340/481 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, đạt tỷ lệ 70,7%; có 29/78 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, đạt tỷ lệ 37,2%; có 2.228/4.412 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa cấp huyện, đạt tỷ lệ 50,5%; có 754/4.412 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa cấp tỉnh, đạt tỷ lệ 17,1%...

Trong sự nghiệp phát triển văn hóa, việc đầu tư hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao là một nội dung quan trọng. Những năm qua, bằng nhiều nguồn lực từ ngân sách và xã hội hóa, tỉnh ta đã đầu tư xây dựng được nhiều công trình văn hóa trọng điểm cấp tỉnh như Sân Vận động tỉnh, Trung tâm Văn hóa tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh, Nhà hát Ca Múa Kịch Lam Sơn, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống, Thư viện tỉnh, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng (2 thiết chế là Thư viện tỉnh và Nhà hát Ca Múa Kịch Lam Sơn, đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Bên cạnh đó, có 3 quảng trường là Quảng trường Lam Sơn, Quảng trường Hàm Rồng, Quảng trường Lê Lợi và 3 công viên, khuôn viên được quy hoạch, xây mới là Công viên Hội An, Công viên Hồ Thành, khuôn viên tượng đài Lê Lợi. Các thiết chế này đã góp phần tạo ra điểm nhấn cảnh quan - diện mạo sáng - xanh - sạch - đẹp cho TP Thanh Hóa. Ngoài ra, 27/27 huyện, thị xã, thành phố có thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện; có 545/559 thiết chế văn hóa - thể thao cấp xã; có 4.187/4.357 nhà văn hóa - khu thể thao thôn, bản, tổ dân phố... Cùng với hoàn thiện các thiết chế, thì hoạt động văn hóa quần chúng cũng có nhiều bước phát triển mới. Các hoạt động văn hóa không chỉ nâng cao và làm phong phú đời sống văn hóa - tinh thần cho Nhân dân; mà còn hướng đến xây dựng con người mới hoàn thiện về tư tưởng, đạo đức, lối sống, thẩm mỹ.

Truyền thống văn hóa xứ Thanh vốn được thể hiện sâu đậm trong các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Đây cũng chính là một môi trường nuôi dưỡng đời sống tinh thần của cá nhân và cộng đồng. Đồng thời, truyền thống văn hóa là cơ sở để tạo ra các giá trị văn hóa mới. Suốt nhiều thập kỷ qua, công cuộc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc ở tỉnh ta, đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Hiện toàn tỉnh có 1.535 di tích lịch sử danh thắng, mà nổi bật hơn cả là 1 di sản văn hóa thế giới (Thành Nhà Hồ) và 5 di tích quốc gia đặc biệt (Lam Kinh, đền Bà Triệu, đền Lê Hoàn, hang Con Moong, Khu Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh TP Sầm Sơn). Ngoài ra, được biết đến như là một “cái nôi” di sản của đất nước, xứ Thanh còn là mảnh đất của hàng trăm lễ hội lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng và nhiều trò chơi, trò diễn dân gian vô cùng sống động, đặc sắc và giàu bản sắc tộc người. Nhiều di sản phi vật thể được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, điển hình là trò Xuân Phả, lễ hội Pồn Pôông, trò Chiềng, Kin Chiêng Boọc Mạy, lễ hội Cầu Ngư làng Diêm Phố, dân ca - dân vũ Đông Anh...

Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Đó là yêu cầu tất yếu đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Để có môi trường văn hóa lành mạnh, vấn đề về xây dựng con người với các tiêu chuẩn đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống tốt đẹp... luôn cần được chú trọng. Theo đó, việc tuyên truyền, giáo dục sâu rộng đến mọi tầng lớp Nhân dân về truyền thống đạo đức tốt đẹp của cha ông, như trọng nghĩa tình, lẽ phải, sự công bằng, nhân hậu, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo... đã và đang được quan tâm. Đồng thời, tập trung lên án, phê phán lối sống thực dụng, cá nhân ích kỷ, tư tưởng sống lệch lạc, lai căng, sự xa hoa lãng phí, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục dân tộc. Đặc biệt, việc nghiên cứu, chọn lọc và hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam nói chung, con người Thanh Hóa nói riêng, là hết sức quan trọng nhằm khơi dậy lòng tự tôn, tự hào và sức mạnh nội sinh trong mỗi con người. Từ đó, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật của mỗi cá nhân. Đồng thời, đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.

Một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc, với con người được phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần và hướng đến các giá trị chân - thiện - mỹ. Đó cũng chính là nền tảng căn bản cho một xã hội phát triển bền vững, thịnh vượng, tiến bộ và văn minh.

Khôi Nguyên

Bài 15: Chuyển biến tích cực từ cải cách hành chính.


Khôi Nguyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]