(Baothanhhoa.vn) - Nhận thức rằng, đa dạng văn hóa là một động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững cho các cộng đồng, các dân tộc. Cho nên, cùng với di sản văn hóa vật thể, các di sản văn hóa phi vật thể được xem là một phần “linh hồn” của văn hóa dân tộc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chú trọng bảo tồn phần “linh hồn” của văn hóa dân tộc

Nhận thức rằng, đa dạng văn hóa là một động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững cho các cộng đồng, các dân tộc. Cho nên, cùng với di sản văn hóa vật thể, các di sản văn hóa phi vật thể được xem là một phần “linh hồn” của văn hóa dân tộc.

Chú trọng bảo tồn phần “linh hồn” của văn hóa dân tộc

Các di sản này đã, đang và sẽ góp phần tạo ra một đời sống văn hóa - tinh thần phong phú, đa dạng, thậm chí làm tăng giá trị sống của con người. Cũng vì lẽ đó, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, là nhiệm vụ cần được đặt ra một cách nghiêm túc, trách nhiệm. Đặc biệt là khi không ít di sản văn hóa đã hoàn toàn tiêu biến, hoặc đang đứng trước nguy cơ mai một, cần được bảo vệ cấp thiết.

Qua công tác thống kê, kiểm kê di sản, trên địa bàn huyện Bá Thước hiện có nhiều di sản phi vật thể đang được bảo tồn và phát huy giá trị. Những năm qua, công tác bảo tồn, phục dựng các di sản đã được địa phương quan tâm, với nhiều lễ hội truyền thống được khôi phục, trò chơi, trò diễn dân gian, làng nghề và các môn thể thao truyền thống được khôi phục. Tuy nhiên, bấy nhiêu vẫn chưa phản ánh đầy đủ, đa dạng bức tranh văn hóa phi vật thể đa sắc màu của đồng bào các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn. Đồng thời, kết quả đạt được trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản vẫn còn khá khiêm tốn.

Để công tác này tiếp tục đi vào chiều sâu và đạt được hiệu quả thiết thực, chúng tôi mong rằng, ngành văn hóa, thể thao và du lịch, cũng như tỉnh Thanh Hóa cần ưu tiên đầu tư nguồn lực cho việc bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống; lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế với phát huy bản sắc văn hóa của địa phương, vùng miền. Đồng thời, có cơ chế giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Huy động nguồn lực từ xã hội để thực hiện bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; khích lệ sự sáng tạo các giá trị văn hóa mới, nhằm làm giàu cho văn hóa dân tộc. Ngoài ra, cần tổ chức các cuộc thi theo nội dung, chủ đề như hát dân ca, trò diễn dân gian... để khuyến khích các địa phương thực hiện bảo tồn, gìn giữ và trao truyền các di sản văn hóa cho thế hệ sau.

Lê Văn Sự

Phó trưởng Phòng VH&TT huyện Bá Thước



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]