(Baothanhhoa.vn) - Trong di sản Tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề cán bộ và công tác cán bộ luôn được đặt ở vị trí đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành bại của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.

Chăm lo công việc gốc của Đảng

Trong di sản Tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề cán bộ và công tác cán bộ luôn được đặt ở vị trí đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành bại của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.

Chăm lo công việc gốc của Đảng

Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao đổi với các học viên lớp bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026. Ảnh: Minh Hiếu

Ngày 20-2-1947, trong lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa, khi nói chuyện với cán bộ chủ chốt của tỉnh, vấn đề đầu tiên mà Người đề cập là công tác cán bộ. Người nói: “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng bị tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”.

Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ những đức tính, phẩm chất cần có của người cán bộ, đó là: Đối với mình đừng tự mãn, tự túc, phải học hỏi, cầu tiến bộ, học lấy điều hay của người khác, siêng năng, tiết kiệm. Đối với đồng chí, phải thân ái, học cái hay, bỏ cái dở, không ghen ghét đố kị. Đối với công việc, phải nghĩ cho kỹ, phải có kế hoạch, phải cẩn thận. Đối với nhân dân, phải nhớ đoàn thể làm việc cho dân, đoàn thể mình mạnh hay yếu là ở dân. Dân nghe theo là mình mạnh. Hiểu nguyện vọng của dân, sự cực khổ của dân. Hiểu tâm lý của dân, học sáng kiến của dân. Có những việc dân không muốn làm thì phải giải thích cho dân rõ. Phải tôn kính dân, phải làm cho dân tin, phải làm gương cho dân. Muốn cho dân phục phải được dân tin, muốn cho dân tin phải thanh khiết. Đối với đoàn thể, khi vào đoàn thể, tự do cá nhân phải bỏ. Phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của đoàn thể. Khi bình thời phải hết sức làm việc. Khi nguy hiểm phải hy sinh vì đoàn thể. Hy sinh tính mạng, lợi quyền, giữ danh giá của đoàn thể. Muốn giữ danh giá của đoàn thể thì phải giữ danh giá của mình...

Không chỉ trong lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa, Người đề cập đến công tác cán bộ, việc tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, mà sau này trong Thư gửi các đồng chí Trung bộ (tháng 3–1947), Thư gửi đồng chí Liên khu IV (năm 1949), các lần về thăm Thanh Hóa vào năm 1957, 1960, 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ bảo cặn kẽ các vấn đề về công tác cán bộ.

Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chủ tịch về công tác cán bộ, qua các thời kỳ, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, cán bộ và nhân dân Thanh Hóa đã có nhiều đóng góp to lớn, chung sức, đồng lòng xây dựng Thanh Hóa trở thành hậu phương lớn, vững chắc, cung cấp nhiều nhân, vật lực, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Thanh Hóa đã đào tạo và xây dựng được một đội ngũ cán bộ bao gồm nhiều lớp người, nhiều thế hệ xen kẽ nối tiếp nhau ngày càng trưởng thành, không chỉ đáp ứng yêu cầu của địa phương mà còn giúp các tỉnh bạn, làm nhiệm vụ quốc tế giúp các nước bạn, nhiều cán bộ Thanh Hóa đã đảm nhận các trọng trách ở Trung ương.

Trong những nhiệm kỳ gần đây, công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá cán bộ ngày càng được chú trọng, quan tâm hơn. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 29-KH/TU ngày 9-9-2008 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2008 – 2015, xây dựng Đề án số 01–ĐA/TU ngày 3-2-2012 về đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Thanh Hóa. Tháng 3-2012, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết 04-NQ/TU về “Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020” với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là người đứng đầu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, bảo đảm chất lượng, đạt yêu cầu về tiêu chuẩn cán bộ, có sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ. Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVII đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 21-7-2014, về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020 và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; xây dựng và tổ chức thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh. Đổi mới công tác cán bộ ở Thanh Hóa đang được thực hiện đồng bộ ở các khâu, trong đó đánh giá cán bộ và luân chuyển cán bộ, bố trí cán bộ giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý không phải là người địa phương được xác định là hai khâu đột phá. Tỉnh đã ban hành tiêu chí đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc, các ban cán sự đảng, đảng đoàn; rà soát tiêu chí xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của UBND các huyện, thị, thành phố, các sở, cơ quan ngang sở... Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành quy trình, thủ tục đánh giá cán bộ hằng năm, đánh giá trước khi bổ nhiệm, trước bầu cử và hết nhiệm kỳ theo hướng mở rộng dân chủ, mở rộng đối tượng tham gia. Trong công tác quy hoạch cán bộ, bảo đảm phương châm “mở và động”, “liên thông” trên địa bàn tỉnh. Hằng năm, rà soát, đưa ra khỏi quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn, bổ sung những nhân tố mới. Quy hoạch cũng bảo đảm 3 độ tuổi theo hướng tuổi bình quân khóa sau phải thấp hơn khóa trước. Số lượng, cơ cấu nữ, tuổi trẻ, dân tộc ít người, tiêu chuẩn, điều kiện nguồn đưa vào quy hoạch bảo đảm theo yêu cầu.

Thanh Hóa cũng là một trong những địa phương trong cả nước sớm triển khai thực hiện công tác luân chuyển cán bộ, bố trí cán bộ lãnh đạo chủ chốt không phải là người địa phương. Từ tháng 6 – 2012 đến tháng 4-2018, toàn tỉnh đã điều động, luân chuyển 1.772 lượt cán bộ ở các cấp, các ngành (từ tỉnh về huyện, từ huyện lên tỉnh, từ huyện này sang huyện khác, từ ngành này sang ngành khác, từ huyện về xã, từ xã lên huyện, từ xã này sang xã khác...). Đến nay đã có 24/27 huyện, thị, thành phố đã bố trí một trong ba chức danh chủ chốt không phải là người địa phương, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản bí thư cấp ủy và 70% chủ tịch UBND cấp huyện không phải là người địa phương. Đối với cấp xã, toàn tỉnh đã có 421/635 xã, phường, thị trấn bố trí một trong ba chức danh chủ chốt không phải là người địa phương. Qua luân chuyển đã góp phần đào tạo, rèn luyện cán bộ trong thực tiễn, giúp họ trưởng thành nhanh hơn và toàn diện hơn. Từng bước điều chỉnh việc bố trí cán bộ hợp lý, góp phần đáp ứng yêu cầu cán bộ trước mắt và lâu dài của tỉnh. Tăng cường cán bộ cho những địa phương, đơn vị khó khăn về công tác cán bộ để thúc đẩy phong trào cơ sở phát triển và khắc phục một bước xu hướng cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ. Hầu hết cán bộ luân chuyển đều sớm bắt nhịp được với công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Kết quả thực hiện nhiệm vụ ở các địa phương, đơn vị sau khi có cán bộ được điều động, luân chuyển đã có những chuyển biến tích cực.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII), năm 2018 Thanh Hóa đã tập trung quyết liệt cho việc sắp xếp lại thôn, tổ dân phố, giảm được gần 1.600 thôn, tổ dân phố, hoàn thành và vượt mục tiêu đề ra và đang dẫn đầu các địa phương trong cả nước thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Hiện nay tỉnh đang tập trung công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và công tác cán bộ; thu gọn đầu mối và giảm số cấp phó bên trong các cơ quan của hệ thống chính trị; thực hiện một số mô hình thí điểm, nhất thể hóa, kiêm nhiệm một số chức danh.

Với phương châm công tác cán bộ phải luôn đi trước một bước, bảo đảm sự “chuyển tiếp liên tục”, vững vàng giữa các thế hệ, có thể thấy những kết quả trong công tác cán bộ của tỉnh thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nghị quyết đại hội đảng các cấp qua các nhiệm kỳ đã đề ra. Đội ngũ cán bộ đã không ngừng nêu cao vai trò, trách nhiệm, tiền phong, gương mẫu khẳng định vai trò đầu tàu của công cuộc đổi mới, là nhân tố quyết định trong việc thực hiện một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đó là nhân tố quan trọng góp phần tạo nên bước phát triển đột phá, ấn tượng của Thanh Hóa trong năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019. Thanh Hóa hôm nay đang trở thành một cực tăng trưởng mới, một tỉnh dẫn đầu nhiều mặt về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong khu vực cũng như cả nước, nhằm hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng, hiện thực hóa lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu: Xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu về mọi mặt.

Từ tháng 6 – 2012 đến tháng 4-2018, toàn tỉnh đã điều động, luân chuyển 1.772 lượt cán bộ ở các cấp, các ngành (từ tỉnh về huyện, từ huyện lên tỉnh, từ huyện này sang huyện khác, từ ngành này sang ngành khác, từ huyện về xã, từ xã lên huyện, từ xã này sang xã khác...). Đến nay đã có 24/27 huyện, thị, thành phố đã bố trí một trong ba chức danh chủ chốt không phải là người địa phương, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản bí thư cấp ủy và 70% chủ tịch UBND cấp huyện không phải là người địa phương.

Việt Linh


Việt Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]