(Baothanhhoa.vn) - Trong 5 năm qua, thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ II - năm 2014, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đồng bào các dân tộc đã nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng DTTS và miền núi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển

Trong 5 năm qua, thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ II - năm 2014, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đồng bào các dân tộc đã nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng DTTS và miền núi.

Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển

Đồng chí Lương Văn Tưởng, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, thăm mô hình cây ăn quả tại xã Xuân Phúc (Như Thanh). Ảnh: Xuân Minh

gay từ khi thành lập và trong quá trình xây dựng, phát triển, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước cũng dành sự quan tâm đặc biệt và đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc; quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc cả nước nói chung, miền núi xứ Thanh nói riêng.

Ở khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có 6 đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chủ yếu cùng sinh sống lâu đời là Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao và Khơ Mú; là địa bàn có ý nghĩa chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Đồng bào các dân tộc nơi đây cũng luôn tự hào về tinh thần yêu nước, không quản ngại hy sinh, gian khổ đã cưu mang, che chở chiến sĩ cách mạng, đóng góp sức người, sức của cho cách mạng, lập nên những chiến công vang dội trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thống nhất nước nhà.

Ngày nay, đồng bào luôn kề vai sát cánh bên nhau, một lòng đi theo Đảng, đoàn kết xây dựng quê hương, đất nước, quyết tâm thực hiện sự nghiệp đổi mới và công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về lãnh đạo Đại hội đại biểu các DTTS Việt Nam, trong những tháng qua, các huyện có đồng bào DTTS trong tỉnh đã tổ chức thành công đại hội cấp huyện. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ, toàn quân và toàn dân trong vùng DTTS, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của đồng bào các DTTS tỉnh nhà. Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện đã khẳng định thành tựu, công lao đóng góp của các DTTS; tôn vinh, biểu dương hàng nghìn tập thể, cá nhân điển hình trong phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và chọn ra những đại biểu ưu tú nhất về dự đại hội cấp tỉnh. Đó là những bông hoa đẹp, những gương sáng tiêu biểu, sẽ đóng góp tích cực cho đại hội nhiều đề xuất, kiến nghị, những nét văn hóa đặc sắc, những kinh nghiệm quý báu của các dân tộc, địa phương mình.

Trong 5 năm qua, thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ II – năm 2014, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đồng bào các dân tộc đã nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng DTTS và miền núi.

Về kinh tế - xã hội có bước phát triển khá toàn diện; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014 - 2018 đạt 8,7%; đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào DTTS được cải thiện rõ rệt, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; người nghèo đã tiếp cận thuận lợi và đầy đủ hơn các chính sách trợ giúp của Nhà nước; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường và củng cố; nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, việc làm cho lao động được quan tâm giải quyết; sự nghiệp giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe nhân dân có chuyển biến tích cực; hệ thống chính trị cơ sở ngày càng được củng cố vững mạnh và hoạt động có hiệu quả, đội ngũ cán bộ là người dân tộc được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng; an ninh, trật tự trên vùng dân tộc và miền núi được giữ vững, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo. Tốc độ giảm nghèo ở các huyện miền núi luôn cao hơn 1,7 lần bình quân chung toàn tỉnh, trong đó 7 huyện nghèo cao gấp 2,1 lần bình quân chung toàn tỉnh; tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 2,3%/năm (theo tiêu chí nghèo đa chiều). Đến nay, có 1/7 huyện (Như Xuân) thoát khỏi diện huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; có 5% số xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và 65% thôn, bản ĐBKK vùng dân tộc và miền núi thoát khỏi diện ĐBKK giai đoạn 2016 - 2020 theo tiêu chí quy định.

Hệ thống chính trị vùng dân tộc miền núi được củng cố và hoạt động ngày càng hiệu quả. Có trên 55 nghìn đảng viên, trong đó đảng viên là người DTTS là gần 32 nghìn, chiếm 58,11%. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng được nâng lên; công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp có chuyển biến tiến bộ...

Nhiều phong trào thi đua yêu nước được các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể phát động thu hút đông đảo đồng bào DTTS hưởng ứng và tham gia, đồng bào đã tích thực hiện việc “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; phong trào “Giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Xây dựng nông thôn mới”... Nhiều già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong cộng đồng trở thành tấm gương đoàn kết dân tộc, gương mẫu thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, hướng dẫn bà con phát triển sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa. Công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống được quan tâm. Từ trong phong trào thi đua, đã xuất hiện nhiều gương sáng điển hình trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng nông thôn mới. Nhiều hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi; chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, như: Gia đình chị Hà Thị Xinh, dân tộc Mường (Bá Thước); gia đình anh Lương Văn Dương, dân tộc Thái (Ngọc Lặc); gia đình anh Ngô Xuân Phong, dân tộc Mường (Cẩm Thủy); gia đình chị Lò Thị Mai, dân tộc Thái (Như Xuân)...

Tuy rằng đạt được nhiều kết quả quan trọng, song hiện nay vùng DTTS và miền núi Thanh Hóa vẫn là vùng chậm phát triển, còn nhiều khó khăn, “lõi nghèo của cả nước”. Thiên tai, dịch bệnh, thiếu việc làm, tệ nạn xã hội, hủ tục vẫn đang là thách thức lớn. Một bộ phận đồng bào đang cần được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt... Một số chính sách dân tộc đã ban hành nhưng chưa bố trí đủ nguồn lực để thực hiện, chưa đạt được mục tiêu đề ra. Đó là những vấn đề đang làm chúng ta trăn trở, day dứt. Nhưng đồng bào tin tưởng chắc chắn rằng, trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị sẽ tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt, có giải pháp tháo gỡ khó khăn, giúp đồng bào một cách thiết thực, hiệu quả để đời sống ngày càng tốt hơn.

Tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ III - 2019, Quyết tâm thư cũng sẽ đề ra phương hướng, mục tiêu và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm có tính chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống tinh thần và vật chất của đồng bào các dân tộc trong tỉnh ngày một nâng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tỉnh và cả nước. Trong đó, mục tiêu đến năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP bình quân năm đạt mức trung bình chung của tỉnh; thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng 2,5 - 2,7 lần so với năm 2018 (bình quân khoảng 3,7 triệu đồng/người/tháng); tỷ lệ hộ nghèo giảm bằng bình quân chung của tỉnh; 100% đường giao thông thôn, bản được cứng hóa; 95% các công trình thủy lợi đáp ứng nhu cầu tưới tiêu; 100% số thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt chuẩn; 100% thôn, bản có điện lưới; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về giáo dục; tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 60 tuổi là 100%; công tác giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống được quan tâm; kiên quyết xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu...

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển”, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ III – 2019 thật sự là biểu tượng sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về chính sách dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo sự đồng thuận và niềm tin vững chắc của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; tạo khí thế thi đua sôi nổi, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thiết thực lập thành tích chào mừng đại hội đảng các cấp và các ngày lễ lớn của tỉnh, của đất nước. Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ III cũng là dịp biểu dương, tôn vinh những đóng góp của đồng bào các DTTS trong tỉnh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy truyền thống đoàn kết, cách mạng, một lòng son sắt theo Đảng; phát huy sức mạnh đoàn kết, phấn đấu thoát nghèo bền vững, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh nhà phấn đấu đến năm 2020, Thanh Hóa trở thành tỉnh tiên tiến; đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, tiến tới trở thành tỉnh kiểu mẫu như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn.

Lương Văn Tưởng

Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh

Những thành tích nổi bật của Ban Dân tộc tỉnh (giai đoạn 2014 - 2019)

Năm 2014: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chương trình hành động và Quyết tâm thư tại Đại hội đại biểu các DTTS cùng cấp lần thứ I, năm 2009.

- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Cờ thi đua của Ủy ban Dân tộc về đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc năm 2014 .

Năm 2015: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước (giai đoạn 2011 - 2015).

+ Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong chỉ đạo thực hiện Đề án “Tăng cường đảm bảo an ninh biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015”.

Năm 2016: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen vì đã hoàn thành xuất sắc trong tham mưu, quản lý về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh, năm 2016.

+ Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác dân tộc năm 2016.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]