(Baothanhhoa.vn) - Trên hành trình đổi mới để phát triển, Thanh Hóa luôn xác định tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển bền vững, phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội, coi trọng việc khai thác phát huy những lợi thế riêng có, nổi trội để tạo nên sự hấp dẫn.

Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 4 - Hấp dẫn từ những lợi thế nổi trội

Trên hành trình đổi mới để phát triển, Thanh Hóa luôn xác định tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển bền vững, phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội, coi trọng việc khai thác phát huy những lợi thế riêng có, nổi trội để tạo nên sự hấp dẫn.

Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 4 - Hấp dẫn từ những lợi thế nổi trội

Sự xuất hiện của các công trình nghỉ dưỡng FLC đã góp phần thay đổi diện mạo du lịch cũng như cách làm du lịch của địa phương

Nhận diện những lợi thế

Trong quá trình tìm tòi hướng đi phù hợp cho phát triển nhanh, bền vững, Thanh Hóa đã tranh thủ ý kiến của các ban, bộ, ngành, trung ương, các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong nước, cũng như thuê tư vấn nước ngoài để nhận diện những giá trị nổi trội, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Đặc biệt, trong các cuộc xúc tiến đầu tư, tỉnh Thanh Hóa đã coi trọng việc quảng bá những tiềm năng, lợi thế cạnh tranh nổi trội của Thanh Hóa đến các nhà đầu tư, nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư to lớn cho phát triển.

Thanh Hóa hiện nay là tỉnh có diện tích lớn thứ 5 và đông dân thứ 3 trong cả nước. Nằm ở cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ khoảng 150km về phía Nam, Thanh Hóa là một trong số ít các tỉnh có 3 vùng địa lý; có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Thanh Hóa đầy đủ các loại địa hình, hệ sinh thái (đồng bằng, ven biển, miền núi, trung du), nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng như tài nguyên đất, rừng, biển và nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn, tạo thuận lợi trong phát triển các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Một số loại tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn so với cả nước như đá granit và marble (trữ lượng 2 - 3 tỷ m3), đá vôi làm xi măng (trên 370 triệu tấn), sét làm xi măng (khoảng 85 triệu tấn), crôm (khoảng 21 triệu tấn) và nhiều loại tài nguyên khác, thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất điện năng, công nghiệp lọc hóa dầu và sau lọc hóa dầu. Ngoài ra, nguồn đất đai dồi dào, rất thuận lợi để tích tụ sản xuất các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp hàng hóa tập trung. Bờ biển dài 102 km, có lợi thế để phát triển kinh tế biển và nhất là du lịch biển.

Thanh Hóa được ví là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, là “kho người, kho của” có nhiều đóng góp to lớn trong các cuộc kháng chiến của dân tộc. Là vùng đất cổ, chiếc nôi của người Việt, Thanh Hóa hiện còn lưu giữ, bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc, với 1.535 di tích lịch sử văn hóa, danh lam, thắng cảnh mang tầm quốc gia, quốc tế, giàu tiềm năng để đưa ngành du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 4 - Hấp dẫn từ những lợi thế nổi trội

Thanh Hóa đã đầu tư xây dựng hạ tầng ngày càng hiện đại, đồng bộ.

Thanh Hóa là địa phương có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh; nằm chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung, kết nối giữa vùng Tây Bắc bộ và đồng bằng sông Hồng với Bắc Trung bộ, có đường biên giới với nước CHDCND Lào dài 216km. Hệ thống giao thông khá thuận lợi, gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không đều rất phát triển là một lợi thế nổi trội cho Thanh Hóa. Trong đó Cảng hàng không Thọ Xuân đã được phê duyệt quy hoạch thành cảng hàng không quốc tế và cảng nước sâu Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 100.000 tấn; giúp cho thúc đẩy giao thương của Thanh Hóa với trong vùng, trong nước và quốc tế có bước phát triển mạnh trong những năm qua.

Trong 10 năm qua (giai đoạn 2010-2020), Thanh Hóa có nhiều đột phá phát triển, đặc biệt là đột phá về tăng trưởng, thu ngân sách, thu hút vốn đầu tư; quy mô nền kinh tế nằm trong nhóm đầu cả nước. Thanh Hóa đã đầu tư được cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng như Khu Kinh tế Nghi Sơn; Cảng nước sâu; Cảng hàng không Thọ Xuân....

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, chính những lợi thế nổi trội, riêng có của Thanh Hóa đã tạo nên sức hút, sức bật cho Thanh Hóa trong thời gian qua. Đó cũng là những lý do quan trọng để Bộ Chính trị xem xét, ban hành Nghị quyết riêng về phát triển tỉnh Thanh Hóa, nhằm mở đường cho Thanh Hóa thu hút các nguồn lực tốt hơn nữa trong bối cảnh mới để phát triển Thanh Hóa nhanh, bền vững, trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc.

Tạo lực hút mới

Trong những năm qua, mặc dù gặp không ít những khó khăn, thách thức về thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu, ảnh hưởng không nhỏ đến việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, song Thanh Hóa vẫn là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Có được thành quả đó là do trong nhiều năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp ủy, chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã coi trọng việc thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, trong xúc tiến đầu tư lãnh đạo tỉnh và các cơ quan chức năng luôn chủ động gặp gỡ các nhà đầu tư tiềm năng để giới thiệu cơ hội đầu tư vào tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: “Thực hiện phương châm “Doanh nghiệp thành công – Thanh Hóa phát triển”, tỉnh Thanh Hóa luôn hoan nghênh, chào đón các nhà đầu tư đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư và quyết định đầu tư tại Thanh Hóa và cam kết sát cánh, đồng hành, chia sẻ cùng nhà đầu tư trong suốt quá trình triển khai dự án, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất tại tỉnh Thanh Hóa”. Giai đoạn 2015 – 2020, Thanh Hóa tiếp tục triển khai quyết liệt Kết luận số 46- KL/TU ngày 20/10/2016 "Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 27/6/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh đến năm 2020". Tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; trong đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính; rà soát, bổ sung các quy hoạch có chất lượng, tầm nhìn, khả thi; huy động các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các quy định, ban hành các cơ chế, chính sách, từng bước tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn.

Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 4 - Hấp dẫn từ những lợi thế nổi trội

Thanh Hóa đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Khi các nhà đầu tư đến tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội đầu tư, tỉnh luôn thực hiện “2 đồng hành” và “3 cam kết”, đó là: Đồng hành cùng nhà đầu tư khảo sát, lựa chọn địa điểm đầu tư, khi nhà đầu tư lựa chọn được địa điểm và tiếp tục đồng hành với nhà đầu tư trong việc giải quyết thủ tục hành chính, kể cả những thủ tục thuộc thẩm quyền của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương”. Khi nhà đầu tư đã quyết định đầu tư, tỉnh chủ động thực hiện, “Ba cam kết”, đó là: Cam kết tiến độ giải phóng mặt bằng theo yêu cầu của nhà đầu tư; Cam kết đầu tư hạ tầng đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc đến chân hàng rào dự án; Cam kết đồng hành với nhà đầu tư, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong suốt quá trình đầu tư và vận hành thương mại của dự án”. Vào ngày 20 hàng tháng, Chủ tịch UBND tỉnh cùng với các ngành duy trì lịch tiếp giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp; đồng thời, chỉ đạo Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí thời gian ít nhất 1 ngày trong tháng để tiếp và giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan đơn vị rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, và đang phấn đấu trong năm 2020, việc xử lý văn bản, hồ sơ công việc, thủ tục hành chính của hệ thống chính quyền từ tỉnh đến xã được thực hiện trong môi trường điện tử, nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.

Ông Trịnh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Tổng Công ty Tiên Sơn cho rằng: “Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn đã có những đổi thay đồng bộ. Hơn lúc nào hết, cộng đồng doanh nghiệp đang được thụ hưởng sự quan tâm, trách nhiệm với tư cách được phục vụ để vượt khó, bứt phá đi lên. Hiện nay, môi trường hoạt động của doanh nghiệp đã có những cải thiện rõ rệt, thủ tục gia nhập thị trường đã được đơn giản hóa. Các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí hoạt động so với trước. Tinh thần khởi nghiệp lên cao chưa từng có, hình thành làn sóng khởi nghiệp trên diện rộng. Lĩnh vực kinh tế tư nhân được chú trọng. Cùng với sự quan tâm, vào cuộc của các cấp, các ngành, phát triển doanh nghiệp trên địa bàn đã có sự tăng trưởng đột phá về số lượng và chất lượng hoạt động, khiến “bức tranh” kinh tế của tỉnh nhà ngày càng khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động hội nhập, thích ứng với sự biến động của thị trường. Đồng thời, không ngừng tiếp cận, mở rộng quy mô và vươn lên làm chủ những công nghệ mới nhất trong sản xuất. Sự hiện diện của những sản phẩm với chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng và khả năng cạnh tranh trên thị trường đã minh chứng cho sức sống mới của doanh nghiệp xứ Thanh.

Theo bà Hương Trần Kiều Dung, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Quản trị Tập đoàn FLC, hệ thống cơ sở hạ tầng Thanh Hóa được đầu tư đồng bộ, có cảng hàng không Thọ Xuân, cảng nước sâu Nghi Sơn, và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với nhiều thắng cảnh, bờ biển đẹp nổi tiếng… , những lợi thế này đã và đang được tỉnh khai thác, phát huy hiệu quả, là điểm tựa đưa Thanh Hóa vươn mình trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa lớn của khu vực Bắc Trung Bộ cũng như của cả nước. Thêm một yếu tố hết sức quan trọng, Thanh Hóa là một trong những địa phương có chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn bậc nhất cả nước, thể hiện qua sự đồng hành, hỗ trợ của chính quyền các cấp tỉnh Thanh Hóa đối với dự án và đối với nhà đầu tư. Đó chính là lý do Tập đoàn FLC quyết định đầu tư tại đây nhiều dự án quy mô lớn và gắn bó lâu dài cùng Thanh Hóa. “Chúng tôi đánh giá rất cao việc Thanh Hóa đã chủ động có những giải pháp quy hoạch đồng bộ, tăng cường đầu tư hệ thống hạ tầng, giao thông kết nối, từ đó mở đường cho sự phát triển của các ngành kinh tế thế mạnh của tỉnh” – bà Hương Trần Kiều Dung cho biết. Tập đoàn FLC hiện là một trong những nhà đầu tư lớn tại Thanh Hóa với nhiều dự án quy mô đa lĩnh vực đã, đang được xúc tiến nghiên cứu, triển khai. Sự xuất hiện của các công trình nghỉ dưỡng FLC đã để lại dấu ấn tích cực trong quá trình thay đổi diện mạo du lịch cũng như cách làm du lịch của địa phương, góp phần vào sự gia tăng đột biến lượng du khách trong nước, quốc tế đến với Sầm Sơn. Ngoài ra Tập đoàn FLC đã đưa Hãng hàng không Bamboo Airways khai thác các đường bay Thanh Hóa đến TP. HCM, Quy Nhơn, Phú Quốc… đã góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu di chuyển ngày càng cao của nhân dân trong và ngoài tỉnh; và hiện nay Tập đoàn đang tiếp tục nghiên cứu và đề xuất đầu tư dự án Khu phức hợp dịch vụ hàng không, đô thị du lịch nghỉ dưỡng, công nghệ cao tại huyện Thọ Xuân với quy mô đầu tư hơn 2.000 ha; mở rộng đầu tư hai nhà máy sản xuất đá tự nhiên quy mô lớn tại 2 huyện Yên Định và Vĩnh Lộc.

Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 4 - Hấp dẫn từ những lợi thế nổi trội

TP Thanh Hóa ngày càng khang trang

Sự xuất hiện ngày càng nhiều các tập đoàn lớn, dự án lớn vào Thanh Hóa là minh chứng cho hướng đi đúng của Thanh Hóa trong đổi mới phương thức lãnh đạo, đổi mới tư duy kinh tế, thu hút hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển. Đồng thời các tập đoàn, dự án lớn này tựa như “thỏi nam châm” thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư khác ở trong và ngoài nước tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Thanh Hóa. Với nhiều nỗ lực được thực hiện, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 đã xếp thứ 24 cả nước, tăng 7 bậc so với năm 2016.

Việc chủ động triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước, nhất là hàng năm tổ chức các đoàn đi xúc tiến đầu tư ở các nước có nguồn lực đầu tư lớn cũng mang lại hiệu quả to lớn. Năm 2017, tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư cấp quốc gia, với tổng vốn đăng ký đạt 6,3 tỷ USD; năm 2020 tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư cấp tỉnh với tổng vốn đăng ký đạt 15 tỷ USD. Bằng các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, từ năm 2016 đến nay Thanh Hóa đã thu hút được 1.072 dự án đầu tư trực tiếp (76 dự án FDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký 114.522 tỷ đồng và 3.655 triệu USD; đứng trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cùng với thu hút đầu tư từ doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, Thanh Hóa đã chú trọng vận động, thu hút các nguồn vốn ODA, NGO, nguồn lực của Nhân dân để phát triển kinh tế - xã hội. Giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 610 nghìn tỷ đồng, đạt mục tiêu Đại hội XVIII và gấp 1,8 lần giai đoạn 2011 - 2015. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được nâng lên rõ rệt. Nhiều dự án sản xuất kinh doanh, đầu tư kết cấu hạ tầng quy mô lớn đã hoàn thành đưa vào hoạt động, đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Từ một tỉnh nghèo, giờ đây Thanh Hóa đã có một hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh; hàng loạt những công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, giáo dục, văn hóa - xã hội được hình thành làm nền tảng cho sự phát triển toàn diện của tỉnh nhà trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.

Việt Linh

Tin liên quan:
  • Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 4 - Hấp dẫn từ những lợi thế nổi trội
    [Bài dự thi Giải Búa liềm vàng 2020] Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 3 - Tinh gọn bộ máy, xây dựng chính quyền kiến tạo

    Trong nhiều nhiệm kỳ qua, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định 1 trong 4 khâu đột phá đó là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng; phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên; nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu đến năm 2020 Thanh Hóa trở thành tỉnh khá của cả nước.

  • Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 4 - Hấp dẫn từ những lợi thế nổi trội
    [Bài dự thi Giải Búa liềm vàng 2020] Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 2 - Đột phá từ Nghi Sơn

    Để có một Thanh Hóa như hôm nay căng tràn sức sống, phải kể đến tâm huyết của nhiều thế hệ lãnh đạo và sự đóng góp của nhân dân trong tỉnh với sự nỗ lực đoàn kết vươn lên để thoát ra khỏi hộ nghèo, thôn nghèo, xã nghèo, huyện nghèo, tỉnh nghèo của cả nước trong nhiều năm qua. Mà dấu ấn phải kể đến Khu Kinh tế (KTT) Nghi Sơn là động lực. Nếu trước đây khi nhắc đến các huyện nghèo khó khăn ở tỉnh Thanh Hóa người ta thường hay nói “Nhất xương- nhì Gia – thứ ba Hậu Lộc”, đó là chuyện xưa rồi, đến nay khi nhắc đến Tĩnh Gia, nay là thị xã Nghi Sơn là nói đến sự phát triển đưa KKT Nghi Sơn thành khu kinh tế động lực, có sức lan tỏa, đối với tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ cũng như tầm ảnh hưởng đối với cả nước .

  • Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 4 - Hấp dẫn từ những lợi thế nổi trội
    [Bài dự thi Giải Búa liềm vàng 2020] Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 1 - Những quyết sách và dấu ấn nổi bật

    Nằm ở cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ khoảng 150km về phía Nam, Thanh Hóa trong những năm gần đây đã có sự bứt phá ngoạn mục khi dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển toàn diện từ công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ đến văn hóa – xã hội, quốc phòng an ninh, công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị. N gày 5-8-2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58 - NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết là một mốc son khẳng định vai trò quan trọng của Thanh Hóa trong những đóng góp đổi mới, phát triển của cả đất nước 10 năm qua và trong giai đoạn hiện nay, đồng thời ghi dấu trên hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu.


Việt Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]