(Baothanhhoa.vn) - Từ việc đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trên các mặt công tác đã góp phần quan trọng giúp huyện Hà Trung tạo được dấu ấn trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển trong giai đoạn tới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Hà Trung - dấu ấn một nhiệm kỳ

Bài 1: Đưa Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống

Bài 1: Đưa Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống

Đồng chí Trần Duy Bình, Bí thư Huyện ủy Hà Trung, thăm mô hình trồng bưởi Tân Lạc cho hiệu quả kinh tế cao của hộ gia đình anh Hoàng Công Hướng, thôn Quảng Bình (xã Hà Long). Ảnh: Phan Nga

Từ việc đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trên các mặt công tác đã góp phần quan trọng giúp huyện Hà Trung tạo được dấu ấn trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển trong giai đoạn tới.

Khi ý Đảng hòa quyện lòng dân

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hà Trung lần thứ XXI đặt ra mục tiêu là phát huy mọi nguồn lực, xây dựng huyện phát triển toàn diện, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành huyện nông thôn mới (NTM). Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu nghị quyết đề ra, ngay sau đại hội, Ban Thường vụ Huyện ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng quán triệt, triển khai nghị quyết gắn với triển khai chương trình hành động thực hiện nghị quyết; tập trung xây dựng chương trình công tác toàn khóa và hàng năm. Đồng thời, tập trung hoàn thành việc thể chế hóa những định hướng lớn trong nghị quyết thành các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề, các kế hoạch, chương trình hành động để sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống. Nổi bật trong nhiệm kỳ qua huyện đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, nhất là chương trình phát triển nông nghiệp, đã tập trung chỉ đạo tái cơ cấu kinh tế và tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhiều năm trước, cánh đồng tại thôn Quý Tiến, xã Hà Sơn (Hà Trung) chỉ là vùng trồng lúa 1 vụ không ăn chắc, do thường xuyên xảy ra ngập úng, nên không được bà con nông dân quan tâm đầu tư sản xuất. Đến năm 2012, để tạo chuyển biến cho vùng đất bị “bỏ rơi” này, UBND xã Hà Sơn đã chỉ đạo các hội đoàn thể vận động các hộ dân cải tạo, đào ao, đắp bờ, chuyển đổi sang thực hiện mô hình trồng cỏ nuôi cá, trồng hoa kết hợp với chăn nuôi. Năm đầu tiên thực hiện, mô hình chỉ có quy mô 2 ha. Sau khi tổng kết, đánh giá kết quả thực tế sản xuất cho thấy, mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, doanh thu đạt từ 250 đến 300 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận đạt từ 120 đến 150 triệu đồng/ha/năm. Nhận thấy, việc chuyển đổi thực hiện mô hình trồng cỏ nuôi cá và trồng hoa đạt hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trước đây, nên nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư, nhân rộng và hiện nay quy mô đã lên tới 55 ha. Từ việc chú trọng phát triển sản xuất, nên thu nhập của người dân trong xã được nâng cao, tạo nguồn lực để xã huy động xây dựng NTM. Nhờ đó, năm 2016 xã Hà Sơn đã được công nhận đạt chuẩn NTM.

Bên những luống hoa huệ đang phát triển xanh tốt, anh Phạm Hùng Hiền, thôn Quý Tiến - người đầu tiên của xã tiên phong đưa cây hoa huệ “du nhập” về địa phương, vui vẻ kể chuyện: “Với tiềm năng đất đai và lợi thế của vùng đất trồng màu lại được sự động viên, khuyến khích, tạo điều kiện trong việc chuyển đổi ruộng đất của cấp ủy, chính quyền địa phương, tôi đã mạnh dạn đầu tư khu trang trại tổng hợp 2,5 ha trồng hoa huệ, bưởi da xanh và nuôi cá, ba ba. Hàng năm, trừ chi phí, gia đình cũng có nguồn thu nhập 400-500 triệu đồng, so với trồng các loại rau màu truyền thống thì cao hơn nhiều, giải quyết việc làm thường xuyên cho 4 lao động và hàng chục lao động thời vụ với mức thu nhập ổn định từ 5-6 triệu đồng/người/tháng”.

Chia sẻ với chúng tôi, Bí thư Đảng ủy xã Hà Sơn, Hoàng Đình Dưỡng cho biết: Nhiệm kỳ 2015-2020, vượt qua khó khăn, thách thức, Đảng bộ xã Hà Sơn đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 27/27 chỉ tiêu chủ yếu và 3 chương trình trọng tâm mà nghị quyết đại hội đảng bộ xã lần thứ XXI đề ra. Để đạt được kết quả trên, ngoài việc xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách để khuyến khích xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội, cấp ủy, chính quyền xã đã tập trung xây dựng vùng lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; phát triển kinh tế trang trại, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, năng suất cao vào trồng trọt, chăn nuôi. Kết quả, toàn xã đã quy hoạch vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao với diện tích 208 ha, đưa năng suất từ 61 tạ/ha lên 70-80 tạ/ha; hình thành 55 trang trại tổng hợp với diện tích 120 ha, thu nhập bình quân đạt 200 triệu đồng/trang trại/năm, góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người từ 24 triệu đồng/năm (2016) lên 42 triệu đồng/năm (2019); giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,3%. Đảng bộ và Nhân dân Hà Sơn phấn đấu đạt xã NTM nâng cao vào cuối năm 2020.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi đất trồng lúa năng suất, hiệu quả thấp sang các loại cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả kinh tế cao, sau 4 năm triển khai, đồng đất Hà Long như được khoác trên mình chiếc áo mới khi phát triển vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao với diện tích 261 ha, mở rộng diện tích cấy lúa nếp cái hoa vàng lên 199 ha, diện tích cây dứa lên 650 ha, chuyển đổi 102 ha trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác kết hợp nuôi trồng thủy sản, hình thành 54 trang trại, giá trị thu nhập 130 triệu đồng/năm... Theo đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Hà Long Đỗ Văn Vượng thì đó là bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của xã. Do được áp dụng các khâu kiểm soát nghiêm ngặt toàn bộ quy trình sản xuất được kiểm soát từ khâu đầu vào, như: giống, làm đất, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... nên toàn bộ sản lượng nếp cái hoa vàng (khoảng 850 tấn/vụ/năm) được tiêu thụ với giá ổn định và cao gấp 2,5 lần so với cấy lúa tẻ. Đặc biệt, sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng xã Hà Long là một trong 3 sản phẩm của huyện được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao. Trong thời gian tới, xã Hà Long tiếp tục quy hoạch mở rộng vùng nguyên liệu sản xuất gạo nếp cái hoa vàng lên 230 ha, tăng cường công tác quảng bá, áp dụng công nghệ sấy lúa tươi để nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế của sản phẩm... Xã cũng đã quy hoạch được hơn 60 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, phát triển, góp phần nâng giá trị thu nhập/ha canh tác lên 90 triệu đồng/ha/năm, đạt 109% mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015-2020 đặt ra.

Những quả ngọt

Hà Sơn, Hà Long chỉ là 2 trong số các địa phương của huyện Hà Trung “gặt hái” được những trái ngọt trong thực hiện có hiệu quả kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đưa giống cây, con có giá trị cao, chất lượng tốt vào nuôi trồng. Đồng chí Nguyễn Văn Thịnh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: Những năm gần đây, huyện Hà Trung đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo theo định hướng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, giá trị, chất lượng và đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện nay; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các vùng sản xuất tập trung có quy mô phù hợp đảm bảo môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm; kết nối sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi đối với các sản phẩm là lợi thế của địa phương nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm hàng hóa nông nghiệp. Từ năm 2015 đến nay, huyện đã chuyển đổi được 1.044,7 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang phát triển các loại cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao hơn gấp 2-3 lần so với cấy lúa trước kia. Xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao ở 10 xã. Tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình sản xuất có giá trị kinh tế cao như: Trồng lúa nếp hạt cau (xã Hà Lĩnh, quy mô 120 ha), nếp cái hoa vàng (xã Hà Long, quy mô 200 ha), giá trị kinh tế gấp 2-3 lần so với sản xuất lúa tẻ thông thường; trồng dứa tại xã Hà Long (320 ha), Hà Vinh (20 ha), lợi nhuận đạt 110-140 triệu đồng/ha/năm; dưa chuột khoảng 100 ha (tại các xã: Hà Long, Hà Lĩnh, Hà Giang), lợi nhuận 110-130 triệu đồng/ha/năm... Chuyển đổi linh hoạt đất trồng 1 vụ lúa sang nuôi trồng thủy sản, giá trị trên 120 triệu đồng/ha...

Đồng chí Trần Duy Bình, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Hà Trung, cho biết: Nhiệm kỳ 2015-2020, bên cạnh việc quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, huyện đã nhanh chóng cụ thể hóa thành các kế hoạch, chương trình hành động sát, đúng với thực tiễn của địa phương, trong đó xác định rõ chương trình trọng tâm, trọng điểm, những việc cần làm ngay, phân công, giao việc rõ ràng, mốc thời gian hoàn thành nhiệm vụ đối với từng cấp, từng ngành, cá nhân; thường xuyên kiểm tra, giám sát và định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém... Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Những năm gần đây, kinh tế của huyện phát triển toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu đại hội đề ra. Giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 16%, cao hơn nhiệm kỳ trước 1,2%; thu nhập bình quân đầu người/năm đến năm 2020 ước đạt 40 triệu đồng, gấp 1,25 lần so với năm 2015.

Những kết quả đạt được nổi bật trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp chính là đòn bẩy để huyện Hà Trung tiếp tục triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp thiết thực, sáng tạo, hiệu quả, phát triển nền nông nghiệp theo hướng toàn diện, bền vững, làm thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao hơn nữa đời sống người dân, tạo đà quan trọng để địa phương chuyển mình, bứt phá trong nhiệm kỳ mới.

Phan Nga

Bài 2: Bước chuyển trong thực hiện các chương trình trọng tâm.


Phan Nga

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]