(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, do sự cạnh tranh, biến động của thị trường nên dù đa dạng các ngành nghề và sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN), song giá trị kinh tế từ sản xuất hàng TCMN của tỉnh ta không cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ

Xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tại Công ty TNHH Xuất khẩu Việt Trang.

Những năm gần đây, do sự cạnh tranh, biến động của thị trường nên dù đa dạng các ngành nghề và sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN), song giá trị kinh tế từ sản xuất hàng TCMN của tỉnh ta không cao.

Nguyên nhân chính là do hàng TCMN tỉnh ta chưa xây dựng được chuỗi cung ứng và cơ cấu phân phối hợp lý. Chính vì vậy, nhiệm vụ xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất hàng TCMN được các cấp chính quyền địa phương và các cơ sở quan tâm, chú trọng.

Tỉnh ta có 155 làng nghề, với 25 nghề truyền thống; trong đó, có nhiều làng nghề sản xuất đồ TCMN nổi tiếng trên thị trường, như: Mộc Đạt Tài, mộc Hạ Vũ (Hoằng Hóa), đá mỹ nghệ làng Nhồi (TP Thanh Hóa), sản xuất đá xã Đồng Thắng (Triệu Sơn),... và 10 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú thuộc các nghề: Đúc trống đồng thủ công truyền thống, sản xuất tre luồng mỹ nghệ, điêu khắc gỗ; điêu khắc trên kim loại và khắc tranh đá đen... Ngoài ra, theo số liệu thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn, tỉnh ta có 5 loại sản phẩm hàng TCMN, gồm: Các sản phẩm từ gỗ; mây, cói, tre đan; kim loại; dệt, chạm khắc đá... thuộc nhóm hàng lưu niệm, nội thất, trang trí, tạo việc làm cho hơn 30.880 lao động với thu nhập từ 3-4,5 triệu đồng/người/tháng. Những thống kê trên cho thấy, đây chính là tiềm năng, điều kiện để phát triển TCMN theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.

Với gần 900 ha cói và khoảng 13.000 ha lúa/năm, chính là điều kiện thuận lợi để huyện Nga Sơn phát triển sản xuất hàng TCMN, chủ yếu là sản phẩm từ cói, bèo, rơm rạ. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 4 doanh nghiệp (DN) chuyên sản xuất, xuất khẩu hàng TCMN và 5-7 cơ sở sản xuất, kinh doanh tạo việc làm thường xuyên cho 250 lao động và hàng nghìn lao động lúc nông nhàn. Hằng năm, giá trị xuất khẩu các sản phẩm TCMN, chủ yếu từ cói của huyện đạt khoảng 6 triệu USD. Tuy nhiên, những năm trước đây, do hạn chế về khả năng tìm kiếm thị trường và thực hiện các thủ tục hành chính nên chủ yếu xuất khẩu hàng qua các đơn vị trung gian, giá trị kinh tế chưa cao. Từ năm 2014, do xây dựng được chuỗi sản xuất bền vững nên 3/4 đơn vị sản xuất hàng TCMN từ cói, bèo, rơm rạ của địa phương đã xuất khẩu trực tiếp sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Bà Trần Thị Việt, Giám đốc Công ty TNHH Xuất khẩu Việt Trang, Cụm công nghiệp làng nghề thị trấn Nga Sơn, cho biết: Từ cuối năm 2016, công ty đã xây dựng được chuỗi giá trị sản xuất. Cụ thể: Công ty liên kết với người dân địa phương sản xuất, thu mua cói, rơm rạ làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm. Sau đó cung cấp nguyên liệu cho khoảng 200 lao động để sản xuất các đơn hàng, trực tiếp xuất khẩu đi thị trường các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và 14 quốc gia châu Âu. Bên cạnh việc trực tiếp sản xuất, công ty còn đặt hàng sản xuất và thu mua sản phẩm TCMN từ một số cơ sở, DN nhỏ lẻ trên địa bàn. Hằng năm, ước tính xuất khẩu khoảng 21.000 tấn sản phẩm, doanh thu đạt hơn 20 tỷ đồng. Việc xây dựng được chuỗi giá trị sản xuất giúp công ty chủ động, cân đối nguồn nguyên liệu, ổn định đơn hàng và hơn hết là nâng cao được giá trị kinh tế, bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động. Giá trị kinh tế ước tính cao hơn từ 20-25% so với sản xuất theo từng khâu và thực hiện xuất khẩu qua đơn vị trung gian.

Khảo sát sơ bộ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa cho thấy, trên địa bàn tỉnh ta có hàng nghìn cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng TCMN, song chủ yếu sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước. Chỉ có một số DN trên địa bàn Nga Sơn (sản xuất hàng từ cói, bèo tây...), Hoằng Hóa (sản xuất đồ mây tre đan, đồ mộc), TP Thanh Hóa (đá ốp lát)... thực hiện xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên trong đó, số lượng DN xây dựng được chuỗi giá trị trong sản xuất hàng TCMN “chỉ đếm trên đầu ngón tay”. Đại diện lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa, cho biết: Theo Quyết định số 644/QĐ-TTg ngày 5-5-2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ DN nhỏ và vừa để phát triển các cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị nông nghiệp, nông thôn”; trong đó, có một số quy định về hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường và phát triển mẫu mã sản phẩm. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh, hầu hết các đơn vị sản xuất hàng TCMN chưa đủ điều kiện tiếp cận được với nguồn hỗ trợ của đề án. Bởi tình trạng chung là quy mô sản xuất nhỏ, tiềm lực kinh tế của các DN chưa đủ để thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị. Đơn cử, như: DN có đủ tiềm lực sản xuất, thực hiện liên kết sản xuất nhưng không đủ vốn xây dựng hệ thống thương mại để tiêu thụ sản phẩm thì chuỗi giá trị không thể hình thành. Có chăng đó chỉ là chuỗi cung ứng sản phẩm. Mặt khác, đa phần các DN sản xuất hàng TCMN đều nằm trong khu vực làng nghề, thiếu mặt bằng sản xuất, ảnh hưởng tới môi trường, khả năng tiếp cận vốn tín dụng và trình độ lao động thấp cũng là những trở ngại lớn trong việc hình thành và phát triển chuỗi giá trị sản xuất TCMN.

Trước thực trạng trên, để xây dựng được chuỗi giá trị trong sản xuất các mặt hàng TCMN, các sở, ngành cần xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các DN sản xuất hàng TCMN mở rộng sản xuất, phát triển quy mô và cân đối nguồn hỗ trợ từ các chương trình, dự án đầu tư đồng bộ hệ thống máy móc nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đồng thời, xây dựng thêm những cửa hàng trưng bày sản phẩm tại các điểm du lịch, lễ hội và hệ thống sân bay, nhà ga... để quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng trong, ngoài nước. Bên cạnh đó, tiềm năng về phát triển du lịch của tỉnh ta rất lớn. Do đó, nếu kết hợp, gắn kết được ngành sản xuất hàng TCMN với phát triển du lịch thông qua hệ thống trưng bày tại các chuỗi nhà hàng, khách sạn thì khả năng xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất các mặt hàng TCMN trên địa bàn tỉnh sẽ cao hơn.

Thanh Hòa


Thanh Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]