(Baothanhhoa.vn) - Chỉ còn hơn một tuần nữa là ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh (World Cup 2018) sẽ chính thức khởi tranh và những tín đồ túc cầu giáo nước nhà vẫn như đang “ngồi trên đống lửa” bởi hy vọng chứng kiến những trận cầu hàng đầu thế giới rất có thể sẽ tan thành mây khói bởi trao đổi với giới truyền thông, ông Nguyễn Hà Nam, Trưởng ban Thư ký Biên tập, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) khẳng định: Họ sẽ không mua bản quyền World Cup bằng mọi giá!

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xem World Cup ngẫm chuyện... nhà: Ôi, bản quyền V.League !

Chỉ còn hơn một tuần nữa là ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh (World Cup 2018) sẽ chính thức khởi tranh và những tín đồ túc cầu giáo nước nhà vẫn như đang “ngồi trên đống lửa” bởi hy vọng chứng kiến những trận cầu hàng đầu thế giới rất có thể sẽ tan thành mây khói bởi trao đổi với giới truyền thông, ông Nguyễn Hà Nam, Trưởng ban Thư ký Biên tập, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) khẳng định: Họ sẽ không mua bản quyền World Cup bằng mọi giá!

Như chúng ta đã biết, từ tháng 10 - 2016, Công ty Infront Sports & Media (ISM) có trụ sở tại Singapore đã được Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) giao quyền phân phối bản quyền World Cup 2018 tại khu vực châu Á đã liên hệ với VTV và các đối tác khác tại Việt Nam để giới thiệu bán bản quyền World Cup 2018. Gần 2 năm trôi qua, hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung bởi khúc mắc duy nhất là giá cả. Được biết ISM yêu cầu số tiền gần gấp đôi so với giá bản quyền mà VTV mua tại World Cup 2014 - con số quá cao so với khả năng tài chính của VTV - do đó, quá trình đàm phán chưa thể ngã ngũ.

Chuyển động đang “nóng bỏng” trên các diễn đàn này rất dễ khiến chúng ta liên hệ với câu chuyện tương tự: Bản quyền truyền hình V.League - thứ “hàng hóa” không chỉ từng được “bán tống bán tháo” mà còn có thời điểm rơi vào tình trạng “ế dài ngày”, “bán không ai mua”!

Thật vậy, cách đây chừng 1 tháng, tân Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) Trần Anh Tú đã khiến không ít người cảm thấy sửng sốt khi tiết lộ: Trước đó, những người tiền nhiệm đã ký với công ty Next Media một bản “hợp đồng có một số bất cập về mặt pháp lý và quyền lợi” có thời hạn đến năm 2022.

Như truyền thông nước nhà đã phân tích, việc lãnh đạo VPF khóa II (2014-2018) “tạm ứng” khoản tiền bán hình ảnh V.League trước những 5 năm phản ánh thứ “tư duy nhiệm kỳ” rất đáng phê phán song ở góc độ “chiến lược”, điều này không khó lý giải và ít nhiều có thể nhận được sự cảm thông.

Bởi vài ba năm trở lại đây, do chất lượng giải đấu xuống thấp nên bản quyền truyền hình V.League trở thành thứ “hàng kém giá trị”, VPF dù không thiếu nhiệt tình chào mời nhưng đổi lại chỉ là cái lắc đầu từ các nhà đài. Cực chẳng đã, các nhà làm giải phải sử dụng “hạ sách” là “đổi ngang” với VTV: Đài truyền hình quốc gia tự do truyền tải hình ảnh, ngược lại, các doanh nghiệp tài trợ cho V.League cũng được quảng bá sản phẩm trong khoảng thời gian 15 phút giải lao giữa hai hiệp không mà mất phí. Thỏa thuận “xưa nay hiếm” này được Ban tổ chức V.League ước tính khoảng 30 tỷ đồng nhưng nếu nói là “không mang về dù chỉ 1 xu” cũng không sai.

Dĩ nhiên, chẳng ai ngây thơ tới mức đem bản quyền truyền hình World Cup 2018 so sánh với hình ảnh tại giải bóng đá chuyên nghiệp vô địch quốc gia bởi trị giá của hai “món hàng” khác nhau một trời một vực nhưng từ việc hình ảnh World Cup đã, đang và sẽ tiếp tục được săn đón trên phạm vi toàn cầu, hy vọng VPF dũng cảm nhìn thẳng vào quy trình ngược: Thay vì phải nâng cấp chất lượng giải đấu để các đài truyền hình tự tìm đến thì lại miệt mài gõ cửa các kênh truyền thông để tiếp thị, thậm chí là chấp nhận treo biển “đại hạ giá” mà vẫn không nhận được hồi âm.


Mạnh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]