(Baothanhhoa.vn) - “Mở” hay “đóng” với cầu thủ nhập tịch - vấn đề chưa bao giờ cũ nhưng vẫn luôn “nóng” ở đội tuyển Việt Nam và rất có thể sẽ được xới lại khi Pháp là một trong hai quốc gia (cùng với Croatia) vừa giành vé chơi trận Chung kết World Cup 2018 cách đây ít ngày.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Một đội bóng áo lam “đa sắc tộc”!

“Mở” hay “đóng” với cầu thủ nhập tịch - vấn đề chưa bao giờ cũ nhưng vẫn luôn “nóng” ở đội tuyển Việt Nam và rất có thể sẽ được xới lại khi Pháp là một trong hai quốc gia (cùng với Croatia) vừa giành vé chơi trận Chung kết World Cup 2018 cách đây ít ngày.

Diễn biến sân cỏ đã chứng minh: Thành công của bóng đá Pháp có sự đóng góp rất lớn của các cầu thủ nhập cư. Ở World Cup 1998, quốc gia này giật ngôi vương nhờ sự tỏa sáng của một ngôi sao gốc Algeria, sau này trở thành huyền thoại bóng đá đất nước hình lục lăng, đó là Zinedine Zidane. Và cũng như giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh cách đây 2 thập kỷ, “Gà trống Gô-loa” tiếp tục mang đến giải đấu năm nay một đội tuyển quốc gia “đa sắc tộc” với 14/23 cầu thủ gốc Phi - một con số áp đảo so với tỷ lệ người nhập cư trên toàn nước Pháp, chỉ 6,8%.

Kém hơn Pháp một chút là 2 “bại tướng” ở Bán kết: Anh và Bỉ - số lượng cầu thủ nhập cư lên của mỗi đội cũng tới dăm bảy người. Còn với Croatia, nhiều cầu thủ của họ cũng đầy những mối liên hệ với nhiều quốc gia khác mà điển hình là Ivan Rakitic sinh trưởng tại Thụy Sĩ và Mateo Kovacic từng có những năm tháng tuổi thơ sống tại Áo.

Tuy nhiên, thực tế thì đằng sau sự đoàn kết mà cầu thủ Pháp thể hiện trên thảm cỏ, một đội tuyển “thuần Pháp” luôn là chủ đề tranh cãi không dứt của người hâm mộ đội bóng áo lam. Trước thềm World Cup 1998, cựu lãnh đạo Đảng Mặt trận dân tộc cựu hữu Jean-Marie Le Pen từng kêu gọi “Hãy trả lại đội tuyển cho những người Pháp chính gốc”. Hậu trường đội tuyển này cũng không ít lần “nổi sóng” khi một cầu thủ da màu bị loại mà nguyên nhân, như tố cáo của cựu tiền đạo lừng danh Eric Cantona cách đây 2 năm là do sự phân biệt, kỳ thị chủng tộc.

Dẫu vậy, Pháp đã đăng quang tại World Cup 1998 và đang đứng trước cơ hội tái lập thành tích này với một bộ khung đa phần là cầu thủ nhập tịch.

Cũng như Pháp, hơn một thập kỷ qua, vấn đề “cầu thủ Việt gốc ngoại quốc” đã nhiều lần được đặt lên bàn các quan chức Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). Hai đời HLV trưởng đội bóng áo đỏ có ngôi sao vàng nơi ngực trái gần đây là Toshiya Miura và Nguyễn Hữu Thắng đều công khai ủng hộ việc triệu tập cầu thủ nhập tịch song quan điểm ấy vẫn chưa thuyết phục được liên đoàn.

Trong bài phát biểu cách đây hơn một năm, Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn, Tổng Thư ký Lê Hoài Anh đều khẳng định xây dựng một đội tuyển mang bản sắc Việt Nam: “Đó phải là những cầu thủ nói tiếng Việt và hộ chiếu ghi rõ quốc tịch Việt Nam” - ông Trần Quốc Tuấn giải thích. Còn dưới thời ông Nguyễn Trọng Hỷ, vị cựu Chủ tịch VFF đã cảm thấy “thất vọng” với hình ảnh thủ thành Phan Văn Santos - một trong không nhiều cầu thủ nhập tịch từng được triệu tập lên tuyển - “không hát nổi quốc ca” và đó chính là nguyên nhân chính khiến đội tuyển Việt Nam hiện tại vẫn đi ngược xu hướng mở cửa cho cầu thủ nhập tịch đang “cực thịnh” ở cựu lục địa đồng thời lan sang cả châu Á.

22h tối mai (15-7-2018), trận đấu cuối cùng của ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh sẽ diễn ra trên sân vận động Luzhniki. Trước hình ảnh một đội tuyển Pháp ngập tràn “lính lê dương”, chẳng biết các quan chức nước nhà có thay đổi cách nhìn về cầu thủ nhập tịch hay vẫn xem đó là chuyện của... thiên hạ?


MẠNH HÀ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]