(Baothanhhoa.vn) - Hơn 40 năm qua người dân xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia phải sống trong cảnh không có nước sạch để sử dụng. Những chum vại sành sứ, những bể chứa, bể lắng được xây dựng san sát nhau, nhiều loại thùng to, thùng nhỏ được dùng để tích nước... Đó là những hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận tại rất nhiều nhà dân ở xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia. Để có nước sạch sinh hoạt, hàng nghìn hộ dân nơi đây phải hứng nước mưa hoặc trang bị các vật dụng để chứa, lắng, lọc nước bởi nguồn nước ngầm nơi đây bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nghiêm trọng.

Hơn 40 năm mong ngóng nước sạch

Hơn 40 năm qua người dân xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia phải sống trong cảnh không có nước sạch để sử dụng. Những chum vại sành sứ, những bể chứa, bể lắng được xây dựng san sát nhau, nhiều loại thùng to, thùng nhỏ được dùng để tích nước... Đó là những hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận tại rất nhiều nhà dân ở xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia. Để có nước sạch sinh hoạt, hàng nghìn hộ dân nơi đây phải hứng nước mưa hoặc trang bị các vật dụng để chứa, lắng, lọc nước bởi nguồn nước ngầm nơi đây bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nghiêm trọng.Hơn 40 năm mong ngóng nước sạch

Theo phản ánh người dân, hơn 40 năm qua họ phải sống trong cảnh không có nước sạch để sử dụng. Hầu hết những hộ dân nơi đây đều dùng nước giếng khoan hoặc giếng đào. Tuy nhiên, những chiếc giếng khoan sâu đến 80-90m vẫn bị nhiễm mặn nặng, còn những chiếc giếng khơi đào 3-4m dùng được vài ngày thì lại bị nhiễm phèn nên không thể sử dụng. Đất và nước nhiễm mặn không những khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn mà việc trồng trọt, canh tác tại đây cũng gặp nhiều khó khăn.

Gia đình bà Trần Thị Thơm, thôn Yên Châu phải chi phí hơn 10 triệu đồng để khoan giếng sâu 80 mét để lấy nước. Tuy nhiên, nước giếng khoan phải qua lắng lọc thì mới có thể dùng để tắm, giặt hoặc cho vật nuôi sử dụng. Nước dùng để ăn, uống phải đi mua nước đóng bình tốn rất nhiều công sức và tiền của.

Bà Trần Thị Thơm, người dân thôn Yên Châu, xã Hải Châu: Hằng ngày chúng tôi phải dùng nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn để tắm, giặt... còn nước dùng để ăn thì phải đi mua nước lọc (5.000-7.000đ/1 bình 20 lít) nên ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn.

Theo tống kê của UBND xã Hải Châu, toàn xã có hơn 70% số dân trong tổng số 11.000 người, hàng ngày đang sử dụng nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, 32/905 ha đất canh tác bị bỏ hoang do nhiễm mặn. Trong đó có 5/10 thôn là Yên Châu, Nam Châu, Liên Thành, Liên Hải, Thanh Đông có vị trí địa lý giáp với biển hoặc sát cánh đồng muối, khu vực nuôi tôm có nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nghiêm trọng nhất.

Ông Hoàng Văn Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Châu, cho biết: Nguyên nhân chính khiến nguồn nước bị nhiễm mặn, phèn tại xã được xác định do sự xâm thực của biển vào đất liền kết hợp với nghề sản xuất muối truyền thống của địa phương, cộng thêm việc nuôi trồng thủy sản tại các con sông không có hệ thống xử lý, trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn nước của bà con. Trong các cuộc họp xã, thôn, các đợt tiếp xúc cử tri, người dân luôn có kiến nghị về vấn đề nước sạch, tuy vậy đến nay vẫn chưa được xem xét, giải quyết...

Là xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2015 nhưng vấn đề nước sạch lại là bài toán nan giải mà các cấp ủy, chính quyền trăn trở nhiều năm nay. Bởi, để đầu tư một công trình cấp nước sạch đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn, nằm ngoài khả năng của địa phương. Nhiều đơn vị cũng đến khảo sát, đo đạc rồi lại đi mà không rõ nguyên nhân, còn người dân thì chỉ biết mong ngóng đợi chờ dự án nước sạch.

Chính quyền và người dân xã Hải Châu rất mong các cấp, ngành quan tâm sớm đầu tư hệ thống cung cấp nước sạch, đưa nước về phục vụ cuộc sống sinh hoạt cho người dân nơi đây.

Quang Trung


Quang Trung

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]