(Baothanhhoa.vn) - Ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người dân đổ xô đến chợ Thiều, xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc. Họ đến đây không mong lỗ, lãi, miễn là mua được điềm lành, bán điềm rủi để cầu cho một năm mới tốt lành.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Về xứ Thanh đi chợ mua may, bán rủi

Ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người dân đổ xô đến chợ Thiều, xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc. Họ đến đây không mong lỗ, lãi, miễn là mua được điềm lành, bán điềm rủi để cầu cho một năm mới tốt lành.

Đây là một trong những phiên chợ độc đáo nhất ở xứ Thanh và họp một lần duy nhất vào ngày 26 tháng Chạp hàng năm.

Về xứ Thanh đi chợ mua may, bán rủi

Phiên chợ được tổ chức ở khu đất trống dưới sân chùa làng Thiều Xá và ven các triền đê sông Lèn, thu hút hàng nghìn người dân ở khắp các huyện lân cận như: Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn….

Về xứ Thanh đi chợ mua may, bán rủi

Cụ Mai Thị Vợi (80 tuổi) xã Đồng Lộc, huyện Hậu Lộc, cho biết: “Tôi được sinh ra và lớn lên ở làng Thiều Xá, nhưng lấy chồng ở xã Đồng Lộc. Dù đã lấy chồng bao nhiêu năm, nhưng cứ vào 26 tháng Chạp hàng năm, tôi lại về đây đi chợ. Với mong muốn cầu cho người thân trong gia đình có một năm mới bình an, hạnh phúc. Bên cạnh đó, đây cũng là truyền thống tốt đẹp mà người dân làng Thiều cần gìn giữ”.

Về xứ Thanh đi chợ mua may, bán rủi

Theo cụ Vợi, chợ Thiều thường họp thường từ lúc 5h sáng cho đến chiều tối của ngày 26 tháng Chạp. Nhưng từ nửa đêm đã có rất nhiều người lục đục đẩy xe ba gác, xe thồ… mang hàng ra bày chờ buổi chợ chính thức bắt đầu vào hôm sau. Phiên chợ diễn ra nhộn nhịp nhất là vào khoảng giữa buổi cùng ngày.

Về xứ Thanh đi chợ mua may, bán rủi

Về xứ Thanh đi chợ mua may, bán rủi

Người dân ai đến chợ cũng đều mua một thứ hàng quà gì đó để về thắp nhang, làm quà cho ông bà, tổ tiên đã khuất.

Về xứ Thanh đi chợ mua may, bán rủi

Sau khi kết thúc buổi chợ, ai ai cũng ghé Chùa làng Thiều Xá – một ngôi chùa cổ ở ven đê thắp nén nhang cầu xin điều may mắn cho năm mới. “Chợ họp với mục đích chính là để cầu may chứ không mang nhiều yếu tố thương mại nên có rất đông người đến tham dự. Dù bán hay mua cũng đều là để cầu an, cầu tài, cầu lộc”, cụ Vợi nói.

Anh Hoàng Anh Văn, huyện Hà Trung, cho hay: “Năm nào tôi cũng đi chợ Thiều, vì chợ họp vào ngày gần Tết nên hàng hóa ở đây cũng khá đa dạng, phong phú, lượng người về chợ cũng rất đông. Ngoài đi chợ chơi Tết tôi còn mua hàng ở đây về để cầu may cho năm mới bình an, hạnh phúc”.

Về xứ Thanh đi chợ mua may, bán rủi

Việc mua và bán ở chợ Thiều diễn ra rất nhanh chóng vì cả người bán lẫn người mua đều quan niệm chợ chỉ họp có một lần vào dịp cuối năm nên sẽ mang đến nhiều may mắn trong năm mới. Hàng hóa chính là nông sản địa phương như quả bầu, quả bí, mấy củ khoai lang, trái bưởi cùng những món hàng đặc trưng ngày tết như lá dong, sợi giang, thịt cá, hoa tươi…

Về xứ Thanh đi chợ mua may, bán rủi

Các cụ cao niên làng Thiều Xá, kể rằng: Chợ Thiều có từ khoảng thế kỷ thứ XV, khi tướng quân Lê Phúc Đồng - một vị tướng có tài thao lược dưới thời Lê đem quân đánh giặc trên sông Lèn (một nhánh của sông Mã), đến khúc sông bên chân núi Thiều thì thuyền mắc cạn không thể xuôi dòng. Vị tướng liền lệnh cho ba quân nghỉ ngơi thổi cơm trưa chờ con nước lớn.

Về xứ Thanh đi chợ mua may, bán rủi

Khi lên bờ nghỉ chân, tướng quân bắt gặp một cái miếu thờ nhỏ bên chân núi do trẻ mục đồng của làng Thiều dựng lên, ông thắp nén nhang khẩn cầu thần linh xin cho chuyến hành quân được thuận buồm xuôi gió. Nén nhang vừa tàn, tướng quân Lê Phúc Đồng nhìn về phía dòng sông thì vô cùng ngạc nhiên thấy đoàn thuyền mắc cạn đã có thể xuôi dòng. Ông vội cáo từ dân làng rồi hô quân tiến thẳng về cửa Thần Phù đánh giặc.

Thắng giặc trở về, tướng quân Lê Phúc Đồng quay lại làng Thiều mở tiệc khoản đãi dân làng. Kể từ đó, hằng năm người dân lại mở hội, họp chợ để tưởng nhớ tích truyện và truyền thống ấy được giữ nguyên đến ngày nay.

Về xứ Thanh đi chợ mua may, bán rủi

Chợ Thiều là một trong nét văn hóa lâu đời được giữ lại ở làng Thiều, xã Cầu Lộc hàng trăm năm nay. Phiên chợ Thiều mỗi năm chỉ họp có một lần, xưa kia được tổ chức lớn nên được ví giống như phiên chợ Viềng ở Nam Định. Ngày nay, chợ Thiều còn được lưu giữ lại với nhiều nét đẹp của người dân làng quê của xứ Thanh.

Hoài Thu


Hoài Thu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]