(Baothanhhoa.vn) - Tháng Tám tiết trời đã vào thu, câu nói: “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” thúc giục những người lữ hành như tôi hoà vào dòng người, tìm về nơi “đất sinh Vương” để đi trẩy hội, chiêm bái.

Về Lam Kinh một chiều thu

Tháng Tám tiết trời đã vào thu, câu nói: “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” thúc giục những người lữ hành như tôi hoà vào dòng người, tìm về nơi “đất sinh Vương” để đi trẩy hội, chiêm bái.

Về Lam Kinh một chiều thu

Toạ lạc giữa một rừng cây cổ thụ uy nghi, khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân) cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây Bắc.

Về Lam Kinh một chiều thu

Sử sách còn ghi, sau 10 năm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi giặc Minh, cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi khởi xướng đã toàn thắng. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở Đông Đô (Thăng Long), đặt tên nước là Đại Việt. Đồng thời, nhà vua cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh (hay Tây Kinh, để phân biệt với Đông Kinh). Thành điện Lam Kinh với vị trí đắc địa, đằng sau gối vào núi, trước mặt nhìn ra sông, bốn bề non xanh nước biếc. Cứ mỗi dịp tháng Tám âm lịch, khu di tích lịch sử Lam Kinh lại đón hàng nghìn lượt khách từ mọi miền Tổ quốc về thăm quan, chiêm bái.

Về Lam Kinh một chiều thu

Cầu bắc qua sông Ngọc trong Khu di tích Lam Kinh, trước kia có tên là cầu Tiên Loan Kiều. Cây cầu có dáng hình vòm cung, rất đẹp mắt.

Về Lam Kinh một chiều thu

Sông Ngọc bắt nguồn từ phía Tây Hồ, uốn lượn chạy quanh trước điện Lam Kinh.

Về Lam Kinh một chiều thu

Bên tả là giếng cổ, được xem là lớn nhất Việt Nam hiện nay. Là nơi lấy nước dùng cho sinh hoạt của nghĩa quân Lam Sơn trong những ngày về đây hội tụ kháng chiến.

Về Lam Kinh một chiều thu

Bia Vĩnh Lăng được xem là biểu tượng của lam Kinh, được dựng ở phía Tây Nam điện Lam Kinh. Bia được làm bằng đá trầm tích nguyên khối, với chiều cao 2,97m rộng gần 1,94m đặt trên lưng một con rùa lớn cũng tạc bằng đá trầm tích nguyên khối. Đây là công trình nghệ thuật có giá trị văn hoá và lịch sử. Bia khắc bài văn do Nguyễn Trãi soạn viết về thân thế và sự nghiệp và ca ngợi công đức của vua Lê Thái Tổ.

Về Lam Kinh một chiều thu

Muốn vào được chính điện, du khách phải đi qua Ngọ Môn có 3 gian, gian giữa rộng 4,6m, 2 gian bên mỗi gian rộng 3,5m.

Về Lam Kinh một chiều thu

Bước qua ngọ môn là một khung cảnh tráng lệ, những thành điện bề thế, hoà quện hài hoà với khung cảnh thơ mộng của núi sông và hệ thống cây cổ hàng trăm năm tuổi.

Về Lam Kinh một chiều thu

Chính điện Lam Kinh có diện tích hơn 1.600m vuông, năm 1456, vua Lê Nhân Tông về đây tế tổ sơn lăng và đặt tên cho 3 điện là: Quang Đức, Sùng Hiếu và Diên Khánh.

Về Lam Kinh một chiều thu

Phía sau chính điện là các toà thái miếu chạy theo hình vòng cung ôm lấy khu chính điện.

Về Lam Kinh một chiều thu

Lam Kinh thấm thoát đã tồn tại hơn 6 thế kỷ, khi nghiêng ngả thì được vun bồi, khi sụp đổ thì được khôi phục lại. Chạm vào từng viên đá, từng thớ gỗ được chạm trổ hay đơn giản là đưa ống kính máy ảnh tới một góc nhìn khác, cả một triều đại được tái hiện trong tâm thức.

Về Lam Kinh một chiều thu

Những kiến trúc của Lam Kinh được trùng tu tạo một phần không gian mở của triều vua Lê ấy có sức hút đặc biệt cho bất cứ ai lần đầu đặt chân tới hay đã ghé qua nhiều lần. Với Lam Kinh, có những góc riêng mà chỉ có những bước chân tò mò, muốn khám phá tìm tới để nghe kể về công lao của vị anh hùng dân tộc, đấng minh Vương đã có công giữ nước cũng như sự vĩ đại của một vương triều như Lê Sơ.

Về Lam Kinh một chiều thu

Phía sau khu di tích Lam Kinh là Sơn Lăng, có 8 lăng mộ của các vua và hoàng hậu. Mộ vua Lê Thái Tổ được đặt ở vị trí rất đẹp và thần diệu nhất. Lăng của các vua kế nghiệp và hoàng hậu mai táng ở hai phía Đông và Tây

Về Lam Kinh một chiều thu

Hai hàng tượng người và linh vật mang ý nghĩa thiêng liêng, được xác định là giữ cho khu lăng được yên lành. Niên đại của các tượng được xác minh là năm 1433.

Về Lam Kinh một chiều thu

Mặc dù chưa đến chính hội, nhưng rất nhiều du khách thập phương đã tìm về nơi đây từ rất sớm để thắp hương, chiêm bái tỏ lòng tôn kính cội nguồn, tiên tổ.

Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, nhưng những dấu tích còn lại vẫn là những bằng chứng sinh động cho một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Với những du khách, hành trình về với Lam Kinh chính là về với cội nguồn, được sống lại một thời hào hùng của dân tộc.

Vân Anh


Vân Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]