(Baothanhhoa.vn) - Từ thế kỷ 19 cho tới những năm 80, 90 của thế kỷ 20, làng nghề gốm Lò Chum là một nét đặc trưng của thị xã Thanh Hóa (nay là TP Thanh Hóa), vang danh khắp nơi và đã gắn bó với biết bao thế hệ những người con xứ Thanh. Dù làng nghề gốm Lò Chum đã không còn nhưng những dấu tích còn sót lại đã gợi lại niềm tự hào về một thời vang bóng xưa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những dấu tích gợi lại một thời vang bóng của gốm Lò Chum

Từ thế kỷ 19 cho tới những năm 80, 90 của thế kỷ 20, làng nghề gốm Lò Chum là một nét đặc trưng của thị xã Thanh Hóa (nay là TP Thanh Hóa), vang danh khắp nơi và đã gắn bó với biết bao thế hệ những người con xứ Thanh. Dù làng nghề gốm Lò Chum đã không còn nhưng những dấu tích còn sót lại đã gợi lại niềm tự hào về một thời vang bóng xưa.

Những dấu tích gợi lại một thời vang bóng của gốm Lò Chum

Những dấu tích còn sót lại của làng nghề làm gốm, sứ mang tên Lò Chum của xứ Thanh đã từng vang bóng một thời.

Những dấu tích gợi lại một thời vang bóng của gốm Lò Chum

Những sản phẩm gốm, sành như: chum, vại trong quá trình sản xuất (nung) nếu bị lỗi như sứt, méo sẽ không bị vứt đi, mà được người dân làng nghề Lò Chum ở làng Cốc Hạ (phường Đông Hương) tận dụng làm vật liệu xây nhà. Đến nay những ngôi nhà vẫn còn tồn tại với những sản phẩm như vậy.

Những dấu tích gợi lại một thời vang bóng của gốm Lò Chum

Tiểu sành cũng là sản phẩm gốm đặc trưng của làng nghề Lò Chum. Người dân vẫn tận dụng để xây nhà, ốp lên phần mái.

Những dấu tích gợi lại một thời vang bóng của gốm Lò Chum

Những sản phẩm gốm được tận dụng vừa làm tường rào chắc chắc, lại vẫn có thể trồng cây, hoa.

Những dấu tích gợi lại một thời vang bóng của gốm Lò Chum

Những dấu tích gợi lại một thời vang bóng của gốm Lò Chum

Các sản phẩm gốm sứ bị hỏng, vỡ được xếp thành những bức tường rào rất đặc trưng và phổ biến ở làng nghề Lò Chum ở 2 bên bờ sông Nhà Lê (thuộc Cốc Hạ, Đông Hương) và phố Lò Chum (Trường Thi).

Những dấu tích gợi lại một thời vang bóng của gốm Lò Chum

Những chiếc chum, vại bị thủng, được một hộ dân ở Cốc Hạ dùng làm vật liệu ốp phía sau gian bếp và đã tồn tại từ khá lâu rồi.

Những dấu tích gợi lại một thời vang bóng của gốm Lò Chum

Ngoài các sản phẩm như chum, vại, tiểu sành..., người dân còn sản xuất gạch. Những viên gạch nấu quá lửa, bị cháy, hoặc không đạt về thẩm mỹ được sử dụng để tạo ra những bức tường được xây dựng với lối xếp gạch chéo, tạo sự vững chắc lâu dài

Những dấu tích gợi lại một thời vang bóng của gốm Lò Chum

Ngoài ra, ngói cũng là sản phẩm được người dân Lò Chum sản xuất và sử dụng để xây nên những bức tường nhà rất vững chắc. Ngói vẫn được xếp chéo tạo ra những đường nét thẩm mỹ đẹp mắt.

Những dấu tích gợi lại một thời vang bóng của gốm Lò Chum

Những bức tường mang nét đặc trưng của làng nghề Lò Chum với rêu phong thời gian còn sót lại rất ít.

Những dấu tích gợi lại một thời vang bóng của gốm Lò Chum

Ô cửa sổ, con ngõ nhỏ mamg đậm dấu ấn thời gian vẫn còn sót lại ở làng nghề Lò Chum.

Những dấu tích gợi lại một thời vang bóng của gốm Lò Chum

Ngày nay, còn rất hiếm những ngôi nhà, con ngõ vẫn sót lại những dấu tích xưa của làng nghề gốm Lò Chum vang bóng một thời của xứ Thanh.

Những dấu tích gợi lại một thời vang bóng của gốm Lò Chum

Những sản phẩm đặc trưng, truyền thống của làng nghề Lò Chum nay đã không còn được sản xuất.

Những dấu tích gợi lại một thời vang bóng của gốm Lò Chum

Trên phố Lò Chum (phường Trường Thi, TP Thanh Hóa) ngày nay vẫn còn một số ít cửa hàng bán các loại mặt hàng sành, sứ nhưng đây là hàng được nhập từ nơi khác về. Người dân khi cần vẫn tìm đến con đường Lò Chum dọc sông nhà Lê để mua các sản phẩm.

Mạnh Cường


Mạnh Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]