(Baothanhhoa.vn) - Còn nhớ cách đây 20 năm về trước, Khu Công nghiệp Lễ Môn (TP Thanh Hóa) được xem như biểu tượng của sự phát triển đối với một tỉnh nghèo. Nhưng sau hai thập kỷ, mọi chuyện đã đổi khác, nhiều con đường rộng lớn được đầu tư, nhiều khu công nghiệp được hình thành... Tất cả những kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Thanh Hóa trong suốt hai thập kỷ qua sẽ là tiền đề tạo bệ phóng cho sự bứt phá trong tương lai.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mốc son hai thập kỷ: Kỳ II - Tiền đề của tương lai

Còn nhớ cách đây 20 năm về trước, Khu Công nghiệp Lễ Môn (TP Thanh Hóa) được xem như biểu tượng của sự phát triển đối với một tỉnh nghèo. Nhưng sau hai thập kỷ, mọi chuyện đã đổi khác, nhiều con đường rộng lớn được đầu tư, nhiều khu công nghiệp được hình thành... Tất cả những kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Thanh Hóa trong suốt hai thập kỷ qua sẽ là tiền đề tạo bệ phóng cho sự bứt phá trong tương lai.

Mốc son hai thập kỷ: Kỳ II - Tiền đề của tương lai

FLC Sầm Sơn tạo nên một mốc son đặc biệt quan trọng trong việc phát triển ngành kinh tế không khói của Thanh Hóa. Ảnh: P.V

Nghi Sơn, chuyện giờ mới kể

Ngày nay, Khu Kinh tế Nghi Sơn đã phát triển và trở thành một cực kinh tế trọng điểm của khu vực Bắc Trung bộ, góp phần trọng yếu để hướng tới việc đưa Thanh Hóa hội nhập vào tứ giác kinh tế của khu vực phía Bắc. Song tôi tin, có nhiều người vẫn chưa thể quên được những ngày đầu gian khó trong việc thực hiện giải phóng mặt bằng, mời gọi đầu tư. Vào thời điểm năm 2008, tình hình kinh tế thế giới đang trên đà suy thoái, tưởng rằng công cuộc phát triển Nghi Sơn sẽ bị chững lại, nhưng không phải vậy. Sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thanh Hóa chẳng thể gì lay chuyển.

Đó là giai đoạn cả tỉnh dốc sức tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn với bộn bề công việc. Và ở thời điểm này không phải tất cả mọi khâu đều suôn sẻ. Vào tối ngày 2-6-2010, khi tôi vừa về tới nhà riêng thì nhận được điện thoại của Thư ký Chủ tịch UBND tỉnh. Anh nói với tôi rằng, Chủ tịch gọi em lên gặp có việc gì đó. Tâm trạng của tôi khá lo lắng nên rà soát lại trong trí nhớ xem công việc chuyên môn có vấn đề gì không! Khoảng 20 giờ cùng ngày, tôi có mặt tại phòng làm việc của ông Chủ tịch UBND tỉnh Mai Văn Ninh. Tận mắt chứng kiến cảnh ngổn ngang hồ sơ, giấy tờ ông đang bày biện trên bàn mới ngộ ra, nhiều lúc, quan chức cũng cặm cụi chẳng khác gì ông nông dân cả.

Hóa ra, Chủ tịch UBND tỉnh cho gọi tôi lên để trao đổi công việc diễn ra vào sáng ngày 3-6-2010. Ông nói: “Mai chú đi Nghi Sơn đối thoại với bà con xã Tĩnh Hải. Cháu đi với chú, phản ánh khách quan sự việc. Chú tin bà con sẽ đồng lòng, sẵn sàng góp sức ủng hộ chủ trương lớn của tỉnh”. Sáng đó, ông Mai Văn Ninh dẫn đầu đoàn công tác gồm nhiều sở, ban, ngành cấp tỉnh về gặp gỡ, lắng nghe tâm tư nguyện vọng và trực tiếp đối thoại với người dân xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia. Nội dung xoay quanh những khúc mắc về bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án trọng điểm tại Khu Kinh tế Nghi Sơn. Đại bộ phận bà con Nhân dân đều có chung quan điểm nghiêm túc chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong việc thu hồi đất. Tuy nhiên, do có lúc, có nơi cán bộ địa phương cấp xã, huyện giải thích chưa thấu đáo, vấn đề còn thắc mắc của Nhân dân không được bàn bạc một cách hợp lý, hợp tình nên dẫn đến một bộ phận người dân bức xúc.

Tại buổi đối thoại, Chủ tịch UBND tỉnh Mai Văn Ninh dành phần nhiều thời gian lắng nghe những đề xuất, kiến nghị, thắc mắc của Nhân dân. Sau đó, ông đã giải thích có lý, có tình các khúc mắc bấy lâu chưa được giải tỏa giữa một bộ phận bà con và chính quyền cấp xã, huyện. Chủ tịch UBND tỉnh Mai Văn Ninh đã không né tránh mà trực tiếp đối thoại với dân, đặt lợi ích của người dân bị ảnh hưởng lên trên hết. Những đề nghị chính đáng của dân, phù hợp với thực tế cũng cần được quan tâm giải quyết. Với những giải thích của ông Chủ tịch tỉnh đã làm bà con thỏa mãn và đồng thuận cao.

Mốc son hai thập kỷ: Kỳ II - Tiền đề của tương lai

Các khu tái định cư tại Nghi Sơn được xây dựng một cách nhanh chóng vào năm 2010 phục vụ đời sống người dân. Ảnh Tư liệu của Anh Tuấn

Ngay tại buổi đối thoại, người dân đã đồng loạt nhất trí với quan điểm của Chủ tịch UBND tỉnh đưa ra. Ngày 4-6-2010, bà con sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng rộng mấy chục héc-ta ở khu vực bãi thải cho nhà thầu thi công. Qua đó có thể khẳng định, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo với nhiều biện pháp ổn định tình hình để các nhà đầu tư yên tâm triển khai thực hiện các dự án.

Nói như vậy để thấy, có cơ ngơi Nghi Sơn của ngày hôm nay, không phải là chuyện dễ dàng. Trên cơ sở quy định của pháp luật, chính sách kích cầu của Chính phủ, nỗ lực “rải thảm đỏ” của chính quyền địa phương để kêu gọi vốn đầu tư trong, ngoài nước đến với Thanh Hóa. Song, việc đảm bảo quyền lợi chính đáng, cũng như đảm bảo nguồn sinh kế cho người dân bao giờ cũng phải được đặt lên hàng đầu. Khi mọi việc đã thông thì việc đẩy nhanh các dự án triển khai đúng tiến độ, giữ và phát huy được truyền thống văn hóa của địa phương đã xây dựng, tồn tại trong nhiều năm qua sẽ được phát huy.

Biến khó khăn thành lợi thế

Tôi cho rằng, việc phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa những năm gần đây nhất, không thể không nhắc tới Quần thể nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn, Cảng Hàng không Thọ Xuân và hàng loạt dự án hạ tầng giao thông, các khu đô thị tại TP Thanh Hóa. Tất cả những việc làm đó của Đảng bộ, chính quyền cùng với sự đồng lòng góp sức của Nhân dân đã tạo nên một diện mạo mới của Thanh Hóa, khang trang, hiện đại, hấp dẫn, tạc dấu ấn sâu đậm vào thời gian.

Bài toán phát triển Sầm Sơn nằm trong sự bế tắc suốt nhiều năm. Dự án khu du lịch Quảng Cư từng được nhiều doanh nghiệp tầm cỡ nhảy vào nhưng rồi đều lặng lẽ bỏ đi không lời giải thích là một minh chứng cụ thể. Tính tới trước thời điểm FLC xuất hiện, Thanh Hóa loay hoay tìm kiếm nhà đầu tư mới thế chỗ, nhưng chẳng thấy gương mặt doanh nghiệp nào sáng giá thực tâm vào cuộc để cụ thể hóa mong muốn của người dân xứ Thanh. Và thú thực, ngay cả khi FLC đặt viên gạch đầu tiên tại vùng biển Sầm Sơn vào tháng 5-2014, tôi cũng không dám tin mọi việc lại diễn ra một cách chóng vánh đến vậy. Chỉ trong khoảng hơn một năm trời, hình hài của một khu du lịch hiện đại đẳng cấp quốc tế được tạo dựng, tọa lạc nguy nga ở vùng biển Sầm Sơn.

Sau hơn một năm kể từ ngày khởi công, FLC chính thức đưa Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn vận hành trước sự ngỡ ngàng của hàng nghìn quan khách. Lần đầu tiên trong lịch sử, địa phương này có một khu du lịch hiện đại và quy mô bậc nhất khu vực. Tại buổi lễ khai trương diễn ra ngày 12-7-2015, ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tự hào nói rằng: “Đây là dự án có quy mô lớn nhất, đẹp nhất, với tiện ích cao cấp, đồng bộ, cho phép Thanh Hóa có thể tiếp đón du khách hạng sang, các đoàn khách với số lượng lên tới hàng trăm người ở bất cứ thời điểm nào”.

FLC Sầm Sơn trở thành điểm nhấn cho diện mạo du lịch nghỉ dưỡng đối với cả dải đất ven biển khu vực Bắc Trung bộ, góp phần thay đổi tư duy làm du lịch mùa vụ của người dân Sầm Sơn. Không chỉ vậy, quần thể này đã tạo bàn đạp, để rồi cả Sầm Sơn như bước vào giai đoạn đại tái thiết với hàng loạt nhà hàng, khách sạn vệ tinh được đầu tư xây dựng. FLC đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên “quả ngọt” của ngành kinh tế không khói ở Thanh Hóa. Chỉ tính riêng năm 2019, Sầm Sơn đón gần 5 triệu lượt khách, doanh thu đạt 4.600 tỷ đồng, tăng 25,68% so với cùng kỳ.

Lại nói thêm về câu chuyện Cảng Hàng không Thọ Xuân, tưởng như nó được đưa vào vận hành chỉ để đáp ứng nhu cầu đi lại một cách dè dặt. Nhưng sau 7 năm kể từ khi chuyến bay thương mại đầu tiên được cất cánh, đến năm 2019 đã đạt tới con số 1 triệu lượt khách bay đặt chân đến cảng hàng không này. Không chỉ khai thác các đường bay trong nước, mới đây nhất, Cảng Hàng không Thọ Xuân được Bộ Giao thông – Vận tải phê duyệt quy hoạch thành cảng hàng không quốc tế thời kỳ 2021 - 2030.

Tôi nhớ thêm chi tiết nữa, cách đây khoảng hai năm, trong một dịp gặp gỡ báo chí, ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa từng tự hào: “Bây giờ, sáng ra đường thấy xe ô tô nhiều thật. Điều này cho thấy đời sống người dân đã được nâng lên, có sự phát triển rõ rệt”. Nhưng chỉ hai năm sau thôi, ở thời điểm cuối năm 2020, mỗi khi tham gia giao thông vào giờ tan tầm, trên nhiều tuyến đường trung tâm TP Thanh Hóa đã bị tắc cục bộ vì số lượng ô tô con dày đặc. Một Thanh Hóa đã bước sang trang mới, hướng tới sự phát triển, thịnh vượng, khát vọng kiểu mẫu.

Nguyễn Anh Tuấn

Tin liên quan:
  • Mốc son hai thập kỷ: Kỳ II - Tiền đề của tương lai
    Mốc son hai thập kỷ: Kỳ I - Những nỗ lực không ngừng nghỉ

    Có lẽ trong cuộc đời cầm bút của mình sẽ chẳng bao giờ tôi quên được bữa cơm trưa cùng đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch tai xanh của tỉnh diễn ra vào khoảng giữa tháng 4-2008. Và cũng chẳng thể nào phai mờ trong tâm trí hình ảnh một vị lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cởi giày, xắn quần lội thẳng xuống ruộng giữa điều kiện thời tiết rét cắt da, thịt để nhổ một vài bụi lúa kiểm tra sâu bệnh...

  • Mốc son hai thập kỷ: Kỳ II - Tiền đề của tương lai
    Quá khứ tự hào, tương lai kỳ vọng

    Trong những ngày này, mỗi nẻo đường làng đến từng góc phố ở huyện Hoằng Hóa rực rỡ cờ hoa, rộn ràng khí thế chuẩn bị cho ngày hội lớn – Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Cũng trong ngày 24-7 của 75 năm về trước, Hoằng Hóa trở thành huyện đầu tiên trong tỉnh khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân, góp phần cùng cả tỉnh, cả nước làm nên thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Kỳ cuối: Còn lại việc sắp đặt.


Nguyễn Anh Tuấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]