(Baothanhhoa.vn) - Chẳng say đắm, nồng nhiệt như vị tình yêu của hoa hồng, cũng chẳng lãng đãng hương thơm ngát như hoa lài… Mỗi năm một lần, những bông hoa trắng tinh khôi bên sườn đồi lại nở rộ, phảng phất một vẻ thuần khiết đến nao lòng. Đó là loài hoa Sở.

Mơ màng mùa hoa Sở

Chẳng say đắm, nồng nhiệt như vị tình yêu của hoa hồng, cũng chẳng lãng đãng hương thơm ngát như hoa lài… Mỗi năm một lần, những bông hoa trắng tinh khôi bên sườn đồi lại nở rộ, phảng phất một vẻ thuần khiết đến nao lòng. Đó là loài hoa Sở.

Mơ màng mùa hoa Sở

Thuộc họ cây chè, “cây Sở” là một trong những cây có giá trị công nghiệp lớn. Bình Liêu (Quảng Ninh), một địa phương nổi tiếng về cây Sở, đây chính là loại cây giúp người dân nơi đây thoát khỏi cảnh nghèo đói, nó đã trở thành thứ đặc sản mỗi khi nhắc về Bình Liêu.

Ít ai biết được, ở Thanh Hóa cũng đã từng có một rừng cây Sở đẹp ngút ngàn. Hà Trung – một huyện đồng bằng ở phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa được biết đến là nơi có diện tích rừng khá lớn, tổng diện tích rừng gần 5,5 nghìn ha với đủ chủng loại. Cũng chính nơi đây đã có một thời hoa Sở “nở rộ”.

Mơ màng mùa hoa Sở

Những ngày đông giá lạnh, chúng tôi có dịp được ghé thăm nơi đây. Men theo Quốc lộ 217 đi qua các xã Hà Đông, Hà Lĩnh (huyện Hà Trung) những hàng cây đang co cụm, khô cằn vì cái lạnh của mùa đông. Thế nhưng, len lỏi bên những cánh rừng ấy, có một loài hoa đang độ tuổi “trăng tròn” bắt đầu khoe sắc thắm. Những cánh hoa Sở nở rộ bên sườn đồi đẹp đến nao lòng.

Mùa đông, cái thời tiết luôn khiến mọi thứ như co cụm vì giá lạnh thì lại là mùa hoa Sở nở rộ. Cánh hoa Sở có màu trắng, điểm thêm nhụy vàng ở giữa, mỗi cây sở thường ra rất nhiều hoa, hoa Sở nở rộ trắng xóa đẹp như một thiếu nữ.

Mơ màng mùa hoa Sở

Thông thường, sau khi bung nở những cánh hoa sẽ bắt đầu tàn lụi. Thế nhưng, với hoa Sở lại khác, hoa Sở tàn sẽ xuất hiện một loại quả mang lại giá trị kinh tế cao. Đó chính là quả Sở. Quả Sở dùng để ép lấy dầu. Thông thường, vào tháng 10 hằng năm hoa Sở nở rộ, đến tháng 8 năm sau sẽ là mùa thu hoạch quả Sở. Quả Sở sau khi được thu hoạch sẽ được tách lấy hạt, phơi khô rồi đem đi nghiền nhỏ. Sau đó, bột quả Sở sẽ được đồ chín như xôi, công đoạn cuối cùng đó chính là ép lấy dầu Sở.

Mơ màng mùa hoa Sở

Là người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề ép dầu Sở, ông Nguyễn Doãn Mậu (63 tuổi, thôn Kim Sơn, xã Hà Đông) chia sẻ về cây Sở: “Chúng tôi cũng chẳng biết cây Sở có từ bao giờ, khi lớn lên đã thấy cây Sở rồi. Trước kia, đây là loại cây được người dân trồng rất nhiều. Cây Sở rất nhiều công dụng. Quả thì được dùng để ép dầu, rễ cây dùng trị đau dạ dày; rễ và vỏ dùng để trị gãy xương, bong gân; làm chất đốt, thuốc nhuộm. Dầu sở được coi là có giá trị dinh dưỡng không thua kém dầu ô-liu, có nhiều dưỡng chất có thể tăng cường sức đề kháng, chống ung thư, giảm béo, làm đẹp da. Thậm chí, bã Sở sau khi ép dầu vẫn được dùng để làm sạch đầm tôm, làm phân bón nông nghiệp chất lượng cao”.

Mơ màng mùa hoa Sở

Dầu Sở chủ yếu thu gom xuất sang thị trường Trung Quốc, nhưng do những năm gần đây, diện tích ít, năng suất quả thấp, không đều qua các năm, nên việc thu mua để ép dầu không thường xuyên, giá thu mua thấp.

Mơ màng mùa hoa Sở

Cây Sở là cây không kén đất, thích hợp nơi đất chua, chịu được đất xấu, sinh trưởng tốt trên đất cỏ nhưng thoát nước tốt; có khả năng chống chịu được nhiệt độ cao và sương muối. Sau khi trồng khoảng 6 năm cây cao 4,5-5 m, bắt đầu cho thu hoạch khoảng 8-10 kg quả/cây, đến năm thứ 15 cho thu hoạch cao nhất khoảng 40kg quả/cây. Hiện tại, chủ yếu người dân thu hái quả chế biến thủ công để phục vụ tiêu dùng trong vùng, nên nhu cầu không lớn, giá bán thấp, hầu hết các hộ gia đình không quan tâm đến việc trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển cây Sở, chủ yếu tận dụng trên diện tích hiện có, hiệu quả kinh tế không cao.

Mơ màng mùa hoa Sở

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chỉ còn 3 huyện Thạch Thành, Hà Trung và Hậu Lộc còn trồng cây Sở, với diện tích 153,35 ha, trong đó Sở thuần loài 6,31 ha; Sở hỗn giao với các loài cây khác 147,04 ha.

Tuấn Kiệt

Tin liên quan:
  • Mơ màng mùa hoa Sở
    Rực rỡ mùa vàng Pù Luông

    Pù Luông (Bá Thước) đang ở mùa đẹp nhất trong năm với khung cảnh đẹp từ những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng.

  • Mơ màng mùa hoa Sở
    Bâng khuâng hoa sen mùa hạ

    Những ngày tháng 6, cái nắng cháy da, cháy thịt dai dẳng kéo dài khiến cảm giác ngột ngạt, khó chịu như bao trùm khắp không gian. Trên con đường ngập tràn nắng, chợt mơ màng một mùi hương quen thuộc. Thì ra là từ chiếc xe đạp chở những bó sen hồng, sen trắng gói trong chiếc lá xanh biếc đang chầm chậm trên phố. Một mùa sen đã về.

  • Mơ màng mùa hoa Sở
    Mùa vàng Pù Luông

    Sau mấy lần lỗi hẹn với mùa vàng, tôi cũng kịp về Pù Luông khi lúa đã gom hết nhựa sống vào những hạt tròn căng mẩy, nằm gối đầu trên những thửa ruộng bậc thang bám chênh vênh vào thân núi và trườn cả xuống thung lũng. Phải đi để thấy, Pù Luông chín vàng là mùa đẹp nhất của đại ngàn...

  • Mơ màng mùa hoa Sở
    Mùa sen tháng Sáu

    Những ngày mùa hạ, trời đất mưa nắng thất thường. Cái nắng cháy da, cháy thịt tưởng như có thể hút cạn sự sống của mọi vật. Vậy mà, cái tiết trời chẳng giống ai ấy, đôi khi cũng lại đem đến cho ta những cảnh sắc tuyệt vời của muôn ngàn tia nắng trinh nguyên vàng như rót mật. Ra là tháng Sáu đã về, ra là một mùa sen nữa lại đến, phố tháng Sáu ngát hương sen, những đoá hoa sen đẹp và e ấp như những cô gái tinh khôi, khiến ai cũng thấy nhẹ nhàng và bình yên đến lạ.

  • Mơ màng mùa hoa Sở
    Rực rỡ sắc vàng giáng hương trên phố biển Sầm Sơn

    Tháng 4 về, là lúc giáng hương kịp bung nở sắc hương, nhuộm vàng không gian và mây trời Sầm Sơn khiến lòng người xao xuyến.

  • Mơ màng mùa hoa Sở
    [E-Magazine] - Tháng 3 - Kí ức tuổi thơ tôi

    Những tia nắng sau bao ngày mê mải rong chơi đã kịp quay về thắp lên cho những ngày cuối cùng của tháng 3 sắc vàng dịu ngọt. Khẽ vuốt ve vạt nắng cuối chiều e ấp trên vai áo người ta thương để rồi lòng ngẩn ngơ ngỡ rằng bản giao hưởng mùa giờ đây mới tấu lên những thanh âm đẹp nhất. Mỗi một thanh âm cất lên lại dìu dặt mang theo mình một miền hoài niệm nhớ thương về những kí ức ngày xưa cũ.


Tuấn Kiệt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]