(Baothanhhoa.vn) - Lễ hội đền Phúc (Quảng Nham,Quảng Xương) được diễn ra từ 18 thắng Chạp đến 16 tháng Giêng với nhiều hoạt động văn hóa thể thao đặc sắc như trẩy mã, tế đại đình, tế nam giao, thi đấu cờ người, đua thuyền rồng... Và đặc sắc nhất trong phần lễ phải kể đến nghi thức rước cỗ tế thần.

Đặc sắc lễ rước cỗ tế thần ở xã biển Quảng Nham

Lễ hội đền Phúc (Quảng Nham,Quảng Xương) được diễn ra từ 18 thắng Chạp đến 16 tháng Giêng với nhiều hoạt động văn hóa thể thao đặc sắc như trẩy mã, tế đại đình, tế nam giao, thi đấu cờ người, đua thuyền rồng... Và đặc sắc nhất trong phần lễ phải kể đến nghi thức rước cỗ tế thần.

Đặc sắc lễ rước cỗ tế thần ở xã biển Quảng Nham

Mâm cỗ tế thần được chuẩn bị từ đêm hôm trước ở nhà văn hóa thôn hoặc một nhà người dân, sau một đêm chuẩn bị cỗ bàn chu toàn, đúng 10h sáng ngày mùng 8 tết đội phục vụ sẽ tới rước cỗ về đền tế thần.

Đặc sắc lễ rước cỗ tế thần ở xã biển Quảng Nham

Đặc sắc lễ rước cỗ tế thần ở xã biển Quảng Nham

Đi đầu đoàn rước là những người cao tuổi cầm cờ, tiếp đến là đội trống kèn, bộ phận khiêng cỗ và sau cùng là quần chúng nhân dân.

Đặc sắc lễ rước cỗ tế thần ở xã biển Quảng Nham

Đối với người dân Quảng Nham, đây là một ngày thực sự vui vẻ và hạnh phúc, mọi người tụ họp từ sớm để chờ đợi đoàn rước kiệu đi qua. Các bà, các cụ váy áo chỉnh tề để tham gia.

Đặc sắc lễ rước cỗ tế thần ở xã biển Quảng Nham

Đội khiêng cỗ đều là những thanh niên trai gái khỏe mạnh, tượng trưng cho sức mạnh và uy nghiêm của buổi lễ tế thần hoàng làng.

Đặc sắc lễ rước cỗ tế thần ở xã biển Quảng Nham

Sau khi đã rước cỗ vào đền, đội rước vào trong làm nghi lễ dâng hương và kết thúc buổi lễ.

“Thời gian trong năm mọi người đi làm ăn xa gần khắp nơi, dịp tết đến xuân về lại chung tay thực hiện mâm cỗ dâng lên thần linh, cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt”. Ông Trần Nhân Tâm - Trưởng Ban Thường trực di tích đền Phúc và bia Tây Sơn hồ hởi chia sẻ.

Tương truyền, anh em nhà Tây Sơn trên đường tiến quân ra Bắc đánh tan quân Thanh, khi hành quân qua đây, đã xuống thuyền lên đền dâng hương lên các vị tiền nhân cầu xin giúp đỡ. Thắng trận trở về, lên ngôi, vua Quang Trung đã sắc phong đổi tên di tích là “đền Phúc”, sắc phong “Thượng thượng đẳng thần” đồng thời hạ lệnh cho người dân khắc bia ghi nhớ và trùng tu ngôi đền ngày một khang trang. Qua hơn 200 năm, bia Tây Sơn đến nay vẫn hiện diện tại di tích đền Phúc, nội dung văn bia ca ngợi công lao phù trợ của thánh thần và nhân dân Quảng Nham đã giúp nghĩa quân đánh giặc. Để tưởng nhớ sự kiện này, chính quyền, nhân dân xã Quảng Nham (Quảng Xương) đã khôi phục, bảo tồn lại di tích đền Phúc và hàng năm tổ chức lễ hội, nhằm nhằm phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của nhân dân trong toàn xã.

Đối với người dân xã Quảng Nham, đền Phúc không chỉ là chốn tâm linh thờ cúng những người có công với nước mà đây còn là mái nhà chung để tình làng, nghĩa xóm được thắt chặt, đoàn kết.

Cao Tiến


Cao Tiến

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]