(Baothanhhoa.vn) - Đã từng được ví như “thủ phủ bánh mỳ” nức tiếng xứ Thanh, nơi ấy giờ đây đã trở thành một thời dĩ vãng. Bánh mỳ Nam Ngạn giờ chỉ còn sót lại số ít những gia đình lưu giữ nghề của một thời hoàng kim ấy.

Chiều đông nhớ bánh mỳ Nam Ngạn

Đã từng được ví như “thủ phủ bánh mỳ” nức tiếng xứ Thanh, nơi ấy giờ đây đã trở thành một thời dĩ vãng. Bánh mỳ Nam Ngạn giờ chỉ còn sót lại số ít những gia đình lưu giữ nghề của một thời hoàng kim ấy.

Chiều đông nhớ bánh mỳ Nam Ngạn

“Nam Ngạn à! Đó chính là “thủ phủ” bánh mỳ xứ Thanh. Bánh mỳ Nam Ngạn được nhiều thực khách trong và ngoài tỉnh biết đến là làng làm bánh mỳ ngon nức tiếng. Bánh mỳ Nam Ngạn thơm ngon, nóng hổi, khiến nhiều người mỗi khi qua đây sẵn sàng mở ví cắp theo vài “ổ” về làm quà cho con. Dọc hai bên đường toàn là tiệm bán bánh mỳ. Đi học về qua đây là dạ dày lại nhộn nhạo”... Tôi quyết định ghé thăm Nam Ngạn từ câu chuyện tuổi ấu thơ của anh Hải.

Chiều đông nhớ bánh mỳ Nam Ngạn

Tiệm bánh mỳ Lý Chiến – một trong số ít những tiệm bánh mỳ còn sót lại ở Nam Ngạn.

Nằm ven triền đê sông Mã, làng bánh mỳ Nam Ngạn giờ đã khác. Cái con đường ngào ngạt hương thơm của những ổ bánh mỳ mà anh Hải kể giờ chỉ còn đọng lại ở một vài tiệm làm bánh. Tôi bắt đầu tác nghiệp ở tiệm bánh Lý Chiến (số 101, đường Trần Hưng Đạo).

Hôm ấy, một chiều đông lạnh giá. Tiệm bánh Lý Chiến vẫn mở cửa như thường lệ. 6 giờ tối, từng dòng người đang vội vã trở về nhà để lo bữa cơm chiều cũng là lúc tiệm bánh mỳ của gia đình anh Nguyễn Văn Chiến (chủ tiệm Lý Chiến) đông người qua lại nhất.

Chiều đông nhớ bánh mỳ Nam Ngạn

Đầu giờ tối, nơi đây tấp nập khách đến mua bánh.

“Bánh mỳ nóng, bánh mỳ nóng đê” những tiếng mời chào không ngừng cất lên ở cửa tiệm, thoáng chốc, một tốp học sinh dừng chân “cắp” vài ổ bánh mỳ, nhóm công nhân vừa tan ca cũng đã kịp chuẩn bị 1 ổ bánh cho ca làm đêm.

“Tuy chỉ còn lại vài nhà giữ được nghề làm bánh nhưng tiếng tăm của bánh mỳ Nam Ngạn vẫn vang mãi đến giờ. Ở đây, chúng tôi làm bánh vào ban đêm và sáng sớm, còn ban ngày thì tập trung bán bánh đến tận khuya”, anh Chiến tâm sự.

Chiều đông nhớ bánh mỳ Nam Ngạn

Nói về bánh mỳ Nam Ngạn ngày ấy, anh Chiến kể: “Trước kia, mỗi khi chiều đến thì chắc không có thời gian để trò chuyện như này đâu. Dọc hai bên đường phải đến hàng chục nhà làm bánh mỳ. Ngày ấy làm gì có máy móc như bây giờ, bánh làm xong thường được nướng bằng lò đất thủ công, hơi bánh tỏa ra thơm lừng cả một con đường, nhưng vì làm thủ công nên vất vả lắm”.

Đã từng có truyền thống 3 đời làm bánh mỳ, trải qua những lúc thăng trầm của nghề, duy chỉ có một điều mà anh Chiến cũng như bao người làm bánh ở đây mong muốn đó chính là đưa bánh mỳ Nam Ngạn trở về một thời hoàng kim.

Chiều đông nhớ bánh mỳ Nam Ngạn

Anh Chiến cho hay, “Giờ có máy móc nên làm bánh rất tiện lại cho năng suất cao, mỗi ngày gia đình tôi làm trung bình khoảng 2 tạ bột mỳ. Bánh mỳ giờ cũng được cải tiến bởi mẫu mã, chất lượng. Gần như các trường học, nhà hàng đều tìm về Nam Ngạn để lấy bánh mỳ, đây là tín hiệu tốt để phát triển hơn nữa bánh mỳ Nam Ngạn”.

Nói rồi anh dẫn tôi tới xưởng làm bánh, những chiếc lò nướng thủ công nay đã được thay thế bằng các lò nướng bánh hiện đại, đảm bảo. Thế nhưng, hồn nghề, hay thậm chí là những người thợ dày dặn kinh nghiệm vẫn còn đó.

Chiều đông nhớ bánh mỳ Nam Ngạn

Hơn 10 năm làm bánh tại tiệm bánh Lý Chiến, chị Trương Thị Xuyến, chia sẻ: “Giờ làm bánh đỡ vất vả hơn so với ngày trước, đảo bột cũng bằng máy, nướng cũng bằng máy, chỉ có điều công thức lên men và hương bánh mỗi nhà mỗi khác, cũng chính vì thế mà bánh mỳ Nam Ngạn thơm ngon có tiếng đến tận bây giờ”.

Chiều đông nhớ bánh mỳ Nam Ngạn

Ngoài lưu giữ được làng nghề làm bánh mỳ, mỗi năm ở tiệm bánh của gia đình anh Chiến còn có rất nhiều “học viên” đến từ các huyện trong tỉnh đến đây xin học nghề. “Năm nào cũng vậy, mỗi năm có vài người từ các huyện như Bá Thước, Thường Xuân... đến đây xin học nghề. Vì muốn lưu giữ được hương thơm của nghề làm bánh Nam Ngạn nên chúng tôi chẳng ngần ngại truyền nghề cho các thế hệ sau. Chỉ mong rằng, tương lai sau này, hương thơm của bánh mỳ Nam Ngạn vẫn còn mãi”. Anh Chiến tâm sự.

21h đêm, ông chủ cửa tiệm bánh hạ rèm kết thúc một ngày làm việc. Chúng tôi rời con phố một thời hương bánh mà lòng chất chứa những bâng khuâng, đến bao giờ con phố kia mới trở về một thời hoàng kim ấy, một thời thứ đặc sản mà người ta rất đỗi quen thuộc với tên gọi “thủ phủ bánh mỳ xứ Thanh”.

Tuấn Kiệt

Tin liên quan:
  • Chiều đông nhớ bánh mỳ Nam Ngạn
    Ngày phố chớm Đông

    Tháng 11, những chiếc lá chuyển sang màu vàng rồi rụng xuống như giã biệt mùa thu, cơn gió se lạnh từ đâu ùa về gọi chiều mau đến. Phố vẫn âm thầm đón nhận hương hoa sữa ven đường, rất nhẹ, lẩn khuất trong sương mù. Thu chưa đi qua nhưng dường như ta đã chạm vào đông. Thành phố những ngày chớm đông cứ dùng dằng, đủng đỉnh mang theo một chút trống vắng và nhớ nhung.

  • Chiều đông nhớ bánh mỳ Nam Ngạn
    Bánh khoái tép xứ Thanh: Ăn một lần là nhớ

    Trong rất nhiều món ăn vặt nổi tiếng của Thanh Hóa, sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến món bánh khoái tép dân dã mà thơm ngon khiến ai đã ăn một lần là nhớ mãi. Vào những ngày se lạnh, món ăn này lại càng thu hút đông thực khách đến thưởng thức.


Tuấn Kiệt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]