(Baothanhhoa.vn) - Cũng thật tình cờ khi mãi gần đây, tôi mới biết đến món bánh đa dừa truyền thống của người dân xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa). Chẳng là sau mấy bận qua lại để tìm hiểu về dòng nước mắm Khúc Phụ, tôi được người dân nơi đây mời gọi nếm thử thức bánh đa dừa do chính tay họ làm ra. Thú thật, giây phút đó khiến tôi hối hận vô cùng, cứ nghĩ mãi, giá mà biết đến món ăn này từ trước. Bánh giòn, với đủ thứ vị hòa tan khi cho vào miệng nhai giòn tan: ngọt, thơm, bùi, béo... của gạo, nước cốt dừa và vừng. Như một sự cuốn hút tự nhiên, tôi mê món bánh đa dừa Hoằng Phụ ngay từ khoảnh khắc đó.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bánh đa dừa Hoằng Phụ

Cũng thật tình cờ khi mãi gần đây, tôi mới biết đến món bánh đa dừa truyền thống của người dân xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa). Chẳng là sau mấy bận qua lại để tìm hiểu về dòng nước mắm Khúc Phụ, tôi được người dân nơi đây mời gọi nếm thử thức bánh đa dừa do chính tay họ làm ra. Thú thật, giây phút đó khiến tôi hối hận vô cùng, cứ nghĩ mãi, giá mà biết đến món ăn này từ trước. Bánh giòn, với đủ thứ vị hòa tan khi cho vào miệng nhai giòn tan: ngọt, thơm, bùi, béo... của gạo, nước cốt dừa và vừng. Như một sự cuốn hút tự nhiên, tôi mê món bánh đa dừa Hoằng Phụ ngay từ khoảnh khắc đó.

Bánh đa dừa Hoằng Phụ

Bánh đa dừa Hoằng Phụ.

Nếu trong vai một hướng dẫn viên du lịch để đưa du khách về với quê hương Hoằng Hóa thân thương, chắc chắn khi giới thiệu, tôi sẽ không bao giờ bỏ qua vùng đất cửa biển Hoằng Phụ. Thật vậy, với địa thế bãi biển dài 4,2 km nối liền với khu Du lịch Hải Tiến và FLC Sầm Sơn, bãi biển rộng, khoảng cách từ rừng phi lao xanh tốt đến mép nước từ 100-150m, bãi cát mịn sạch, thoải dài, nước trong xanh rất phù hợp cho việc tắm biển, dạo trên bãi cát, chụp ảnh kỷ yếu, kỷ niệm. Bên cạnh đó, xã Hoằng Phụ có các khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, có cảng cá liền với rừng ngập mặn Cồn Trường, Trạm hải đăng và qua cửa lạch Trào đến với khu vui chơi FLC Sầm Sơn là tour du lịch trải nghiệm tuyệt vời cho du khách đến với xã Hoằng Phụ. Và đặc biệt hơn cả, về với xã Hoằng Phụ, du khách sẽ được nếm thử hương vị của loại bánh đa dừa - một trong những món đặc sản nổi tiếng của người dân nơi đây.

Bánh đa dừa không chỉ là món bánh đơn thuần mà còn chứa đựng nhiều nét văn hóa trong đời sống lao động của người dân nơi đây. Phải qua nhiều công đoạn vất vả và và không kém phần cầu kỳ để cho ra chiếc bánh ngon: từ cách chọn gạo, chọn dừa đến xay bột tráng bánh, phơi và nướng bánh. Các nguyên liệu đều được làm ra từ chính bàn tay lao động sản xuất của người dân. Gạo làm bánh phải là gạo tẻ trắng tinh, hạt đều tăm tắp, độ dẻo vừa phải; dừa già tươi có cùi dày, trắng ngậm nước ngọt giòn; vừng, lạc rang vàng ươm thơm nức mũi, và sau cùng là đường kính hoặc đường phên, khiến cho không mấy người có thể kìm lòng trước những hương vị ấy. Dừa sau khi nạo, xay nhỏ với nước dừa rồi trộn cùng với bột làm bánh, pha thêm với tỷ lệ đường vừa phải - đây có lẽ là bí quyết riêng, chỉ người làm bánh đa dừa lâu năm mới biết, để làm nên chiếc bánh đa dừa ngoài vị xốp giòn còn có vị ngọt dịu mùi dừa, ăn vào là nhớ mãi.

Bánh đa dừa Hoằng Phụ

Để được thưởng thức bánh đa dừa nhiều khách hàng phải ngồi đợi, có khi hàng giờ đồng hồ.

Gạo để làm bánh đa dừa phải xay theo kiểu xay bột nước, như mấy năm trước xay tay bằng cối đá nhiều lần, khi nào bột chảy xuống chậu sủi tăm, dùng tay se thử thấy mịn mát, sánh như sữa mới được, bây giờ nhờ có máy xay nên tiện hơn. Bột xay xong phải tráng bánh ngay, nếu để lâu bột sẽ bị chua, bánh sẽ mất ngon.

Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu đã kì công, tráng bánh lại càng cần nhiều kinh nghiệm để sao cho chiếc bánh đạt được độ tròn, độ chín, độ mỏng lý tưởng nhất mà vẫn giữ nguyên hương vị. Bánh được tráng 2 lớp mỏng đều, sau lớp tráng bột lần 1, lớp bột lần 2 được rắc thêm lạc rang giã dập, vừng rang thơm. Bánh tráng xong, trải đều trên những chiếc phên tre mang phơi, được lật trở nhiều lần cho khô, đều nắng. Khác với các loại bánh đa thường, chỉ phơi một nắng đã khô, nhưng bánh đa dừa sau khi tráng xong cần phải phơi 3 nắng. Thế nên người làm bánh trước khi làm được một mẻ bánh đa phải lựa xem thời tiết có nắng hay không rồi mới đem gạo ngâm để xay bột.

Khó nhất để làm chiếc bánh đa dừa chính là khâu nướng bánh, vừa cần phải khéo léo vừa cần nhiều thời gian, 1 tiếng quạt tích cực thì được khoảng 12 cái bánh hoàn chỉnh, thứ than dùng để quạt bánh thường dùng là than hoa. Người quạt bánh dùng quạt giấ,y một tay vừa hơ bánh trên nồi than hồng, một tay vừa quạt than, bánh được lật đi lật lại, xoay trái xoay phải để chín đều, không bị "cướp lửa". Đôi khi phải dùng tay hoặc trở đầu quạt để uốn bánh. Bánh chín đều hai mặt , có màu hung đỏ, thơm dậy mùi dừa - đó mới là chiếc bánh ngon, đẹp, chứng tỏ người quạt bánh khéo tay.

Bánh đa dừa Hoằng Phụ

Bánh đa dừa trở thành đặc sản nổi tiếng mà du khách khi tìm về với biển Hải Tiến thường ghé thắm xã Hoằng Phụ để mua.

Chị Phạm Thị Minh, 47 tuổi ở thôn Bắc Sơn – người đã gắn bó với nghề làm bánh đa dừa từ lâu năm cho biết, bánh đa dừa được làm quanh năm, nhưng làm nhiều và bán rộ nhất vào dịp Tết đoan ngọ hay các ngày lễ trong năm. Có thời điểm nhà chị làm không kịp để bán, bình quân mỗi tháng bán được khoảng 500 cái bánh, tháng cao điểm bán được 1.500 cái. Bánh làm ra không phải mang đi bán mà người dân quanh vùng hoặc các nơi trong và ngoài tỉnh tự tìm đến mua. Giờ đây chị Minh cũng đang truyền nghề làm bánh đa dừa cho con cháu, với mong muốn nghề truyền thống được duy trì và hơn hết là lưu giữ được một nét đẹp văn hóa ẩm thực của quê hương.

Bánh đa dừa Hoằng Phụ

Khách hàng với những chiếc bánh đa dừa được quạt chín.

Bánh đa dừa xã Hoằng Phụ là món ăn chân chất, dân dã. Ăn bánh đa dừa không chỉ thấy được vị giòn, vị thơm mà còn cả tấm lòng của người dân nơi đây gửi tới những vị khách phương xa.

Nguyễn Trường - Hương Thảo


Nguyễn Trường - Hương Thảo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]