(Baothanhhoa.vn) - Thật không quá phô trương khi ví Bảng Môn đình, xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa) giống như một “Quốc tử giám” thu nhỏ trong lòng xứ Thanh. Bởi lẽ, nơi đây vẫn còn lưu giữ được nhiều giá trị đặc trưng, tiêu biểu về mặt kiến trúc, văn hóa, lịch sử… Quan trọng hơn tất thảy, từ xa xưa, Bảng Môn đình đã trở thành biểu tượng - nét đẹp cho truyển thống hiếu học của mảnh đất này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảng Môn đình - “Quốc tử giám” trong lòng xứ Thanh

Thật không quá phô trương khi ví Bảng Môn đình, xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa) giống như một “Quốc tử giám” thu nhỏ trong lòng xứ Thanh. Bởi lẽ, nơi đây vẫn còn lưu giữ được nhiều giá trị đặc trưng, tiêu biểu về mặt kiến trúc, văn hóa, lịch sử… Quan trọng hơn tất thảy, từ xa xưa, Bảng Môn đình đã trở thành biểu tượng - nét đẹp cho truyển thống hiếu học của mảnh đất này.

Bảng Môn đình - “Quốc tử giám” trong lòng xứ Thanh

Theo Lịch sử Đảng bộ xã Hoằng Lộc ghi chép lại: Xưa kia, Bảng Môn đình ngoài chức năng hội họp, thờ thành hoàng của cộng đồng làng xã còn là nơi tụ họp của “Hội tư Văn” (làng Văn). Bảng Môn đình thường được chọn là nơi tiếp đón, vinh danh những người đỗ đạt trong các kì khoa cử của làng.

12 vị đỗ đại khoa cùng hàng trăm hương cống, tú tài khi về vinh quy bái tổ cũng lưu lại nơi này. Ra đời trên mảnh đất có truyền thống học hành, khoa bảng; lại có chức năng như một “văn chỉ” nên nhân dân địa phương đã đặt cho đình tên gọi “Bảng Môn” (cửa vào của các nhà khoa bảng) nhằm cổ vũ, khích lệ, nêu cao hơn nữa tinh thần hiếu học.

Bảng Môn đình - “Quốc tử giám” trong lòng xứ Thanh

Bảng Môn đình tọa lạc trên một khuôn viên khá rộng, mặt quay về hướng Nam. Với bố cục theo kiểu chữ Đinh, kiến trúc đình bao gồm: Tòa đại đình nằm ngang, phía sau là tòa hậu cung.

Dạo bước qua khuôn viên của đình, tiến vào bên trong tòa đại đình, người xem như bị thu hút mạnh mẽ bởi sự tinh tế, uyển chuyển trong đường nét chạm khắc gỗ.

Bảng Môn đình - “Quốc tử giám” trong lòng xứ Thanh

Hai vì nóc trong của đình được chạm khắc trang trí theo đề tài chủ yếu là tứ linh (long, ly quy, phượng). Trong đó, những mảng chạm khắc hình rồng thu hút nhiều sự chú ý, tán thưởng nhất. Đôi rồng quấn quýt tạo nên chữ “Phúc” và chữ “Lộc" là đề tài quen thuộc trong nghệ thuật chạm khắc cuối thế kỷ XVI… Các mảng chạm ở vì nóc ngoài, nơi tiếp giáp với tòa đại đình thể hiện đậm nét nghệ thuật kiến trúc đình làng cuối thế kỷ XVI với quần long tụ hội. Hay các hình tượng cưỡi ngữa, cưỡi sư tử… giàu chất dân gian…

Bảng Môn đình thờ Thành hoàng làng Nguyễn Tuyên - Vị đại tướng có công phò vua giúp nước dưới triều Lý. Sau khi mất, ông được phong: Thượng đẳng phúc thần đại vương; được dân làng suy tôn Thành hoàng. Hằng năm, chính quyền và nhân dân xã Hoằng Lộc thành tâm tổ chức lễ tế vào các ngày 10 – 3 và ngày 21 – 12 (âm lịch), là ngày sinh và ngày hóa của thần. Tại Bảng Môn đình, vào trước ngày mở hội, nhân dân trong xã cùng lắng lòng nghe “Thúc ước văn” của hai làng Bột Thái và Bột Thượng nhằm khắc sâu truyền thống, văn hóa, răn dạy về đạo làm người của cha ông. Cũng trong không gian đình làng, hội làng mở từ ngày mùng 3 đến mùng 6 Tết với nhiều trò chơi dân gian tiêu biểu như: Hội vật, đấu cờ tướng, thi họa thơ…

Bảng Môn đình - “Quốc tử giám” trong lòng xứ Thanh

Ngoài Thành hoàng làng Nguyễn Tuyên, tại khuôn viên Bảng Môn đình còn lưu giữ hòn đá mà lúc sinh thời “người thầy dạy chữ ven đường” – Nguyễn Sư Lộ từng ngồi dạy học cho người dân trong làng. Từ thế hệ này qua thế hệ khác, giai thoại ấy vẫn được lưu truyền. Chuyện kể rằng: Những ngày còn chờ đợi ra xuất chính, cụ thường ra chỗ phiến đá ven đường cạnh nhà ngồi đọc sách. Người qua, kẻ lại, ai hỏi gì ông cũng giải đáp rất phân minh. Trẻ con xúm xít lại gần, cụ bày cho chúng những câu danh ngôn trong sách và kể thêm chuyện minh họa để các cháu được hiểu rõ hơn. Cụ thường cầm cái gậy vạch xuống đất những chữ Hán và giảng giải rõ ràng ý nghĩa. Lâu dần thành lệ, phiến đá mà cụ hay ngồi chẳng khác nào bục giảng của người thầy giáo trên lớp. Mảnh đất quanh phiến đá trở thành lớp học, sáng, trưa, chiều lúc nào cũng đông người ngồi nghe giảng. Cụ ôn tồn nói: “Học trò đi học phải vào nhà học, phải theo bài bản. Nhưng trên đời có bao nhiêu người không được đi học, không có lớp. Và cũng có bao nhiêu điều phải học ngoài nhà trường. Lớp học giữa đường cũng là lớp học”. Từ đó, dân gian gọi cụ là cụ Sư Lộ (tức người thầy dạy chữ ven đường).

Bảng Môn đình là niềm tự hào của quê hương Hoằng Lộc- vùng đất học đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước, đúng như đôi câu đối treo tại đình mãi nhắc nhở các thế hệ cháu con phấn đấu học tập, noi theo: “Địa vị quân tử hương, thanh danh sở tụy/Nhân tại văn hiến ấp, phong tiết từ trì” (tạm dịch: Đất sinh người quân tử tiếng tăm tụ hội/Người ở làng văn hiến khí tiết vững bền”.

Bảng Môn đình - “Quốc tử giám” trong lòng xứ Thanh

Tiếng trống nơi Bảng Môn đình vang xa trong ngày lễ hội không chỉ thôi thúc chí khí con cháu xã Hoằng Lộc hôm nay mà đã lan tỏa cả một vùng rộng lớn. Đó cũng là niềm tự hào của nhân dân xã Hoằng Lộc đã đóng góp xứng đáng vào truyền thống văn hóa của tỉnh Thanh và đất nước.

Vân Anh - Thảo Linh


Vân Anh - Thảo Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]