(Baothanhhoa.vn) - Nhạc sĩ Thế Việt sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống nghệ thuật ở xã Xuân Lam (Thọ Xuân). Trong gia đình, người cha thân sinh của nhạc sĩ Thế Việt là nghệ nhân Nguyễn Xuân Tiêu, nguyên là cán bộ phòng văn hóa huyện Thọ Xuân, là người rất giỏi âm nhạc và đặc biệt sử dụng thành thạo các nhạc cụ dân tộc cùng với những làn điệu dân ca truyền thống. Đó là môi trường vô cùng thuận lợi để nhạc sĩ Thế Việt có thể học hỏi, rèn luyện và trưởng thành.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tình người xứ Thanh qua Tuyển tập “Chiều sông Mã” của nhạc sĩ Thế Việt

Nhạc sĩ Thế Việt sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống nghệ thuật ở xã Xuân Lam (Thọ Xuân). Trong gia đình, người cha thân sinh của nhạc sĩ Thế Việt là nghệ nhân Nguyễn Xuân Tiêu, nguyên là cán bộ phòng văn hóa huyện Thọ Xuân, là người rất giỏi âm nhạc và đặc biệt sử dụng thành thạo các nhạc cụ dân tộc cùng với những làn điệu dân ca truyền thống. Đó là môi trường vô cùng thuận lợi để nhạc sĩ Thế Việt có thể học hỏi, rèn luyện và trưởng thành.

Tình người xứ Thanh qua Tuyển tập “Chiều sông Mã” của nhạc sĩ Thế Việt

Tuyển tập “Chiều sông Mã” của nhạc sĩ Thế Việt.

Từ những năm 60 của thế kỷ XX, Câu lạc bộ Âm nhạc truyền thống của gia đình nhạc sĩ đã ra đời, hoạt động vào những ngày cuối tuần. Trong khi anh trai của Thế Việt là nhạc sĩ Nguyễn Hoài Nam, các em trai là nhạc sĩ Nguyễn Chí Thành, nhạc sĩ Nguyễn Tiến Trung đều trưởng thành trong cái nôi âm nhạc của gia đình, thì Thế Việt vẫn ngày đêm miệt mài bên ngọn đèn dầu để học bài. Thế Việt rất chăm chỉ học văn hóa và mong ước trở thành một người thầy giáo đứng trên bục giảng nhà trường, chứ không nghĩ mình lại theo con đường âm nhạc. Nhưng rồi cũng từ cái nôi đó, vô hình dung những làn điệu dân ca đã dần dần thấm đẫm vào tâm hồn của cậu bé Thế Việt lúc nào không hay. Và, gia đình chính là cái nôi ươm mầm, nuôi dưỡng những sáng tác trong sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Thế Việt suốt mấy chục năm qua.

Những năm tháng học ở Trường THPT Thọ Xuân, Thế Việt trở thành một trong những hạt nhân văn nghệ nòng cốt của trường. Tốt nghiệp phổ thông, Thế Việt tham gia quân đội rồi sau đó chuyển ngành đi học tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Với niềm đam mê sáng tác âm nhạc, Thế Việt tiếp tục theo học chuyên ngành sáng tác tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Sau đó ông về Đoàn ca múa Thanh Hóa công tác và hoạt động nghệ thuật với vai trò vừa là nhạc sĩ, vừa là ca sĩ. Những năm 1987 đến 2003 là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời nhạc sĩ, bởi ông được hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật, được tiếp xúc với nhiều nhạc sĩ tên tuổi của cả nước lúc bấy giờ, như: Nhạc sĩ Hoàng Vân, nhạc sĩ Cao Việt Bách, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân... Vì vậy, ông được học hỏi, rèn luyện rất nhiều để trưởng thành hơn nữa trên con đường sáng tác âm nhạc. Sau này được làm việc tại Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn, ông được phát huy sở trường là biên tập, đạo diễn, kịch bản nhiều chương trình lễ hội của tỉnh và của ngành văn hóa. Đã có nhiều tác phẩm được công chúng ghi nhận và liên tục được sử dụng trong các chương trình nghệ thuật lớn của tỉnh, như: Các tác phẩm “Thanh Hóa vào xuân”, “Hào khí Lam Sơn tỏa sáng trường tồn”... đã giành giải cao trong các hội thi, hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc. Nhiều bài hát do ông sáng tác đã đi vào đời sống âm nhạc quê hương Thanh Hóa, như “Nồng nàn khúc hát tỉnh Thanh”, “Khát vọng xứ Thanh”... Năm 2019, Thế Việt được nhận làm tổng đạo diễn cho một số chương trình nghệ thuật phục vụ Lễ hội Bà Triệu, Lễ hội tình yêu – hòn trống mái Sầm Sơn và sáng tác ca khúc chủ đề, lễ hội du lịch biển Hải Tiến, đặc biệt ông cùng với các nghệ sĩ của nhà hát sẽ tham gia phục vụ biểu diễn chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa.

Các ca khúc do nhạc sĩ Thế Việt sáng tác hầu hết mang âm hưởng dân ca truyền thống, ngợi ca tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương, đất nước. Nhạc sĩ Thế Việt còn là người có cảm thụ sâu sắc và biết cách khai thác những bài thơ hay của các nhà thơ để thổi hồn, làm nên những tác phẩm âm nhạc có sức lay động, hấp dẫn.

Hiện nay, ông là Chi hội trưởng Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Thanh Hóa, Giám đốc Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn. Ông đã giành được nhiều giải thưởng cao của Trung ương và của tỉnh dành cho các sáng tác của mình, được tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp âm nhạc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam... Là người nhạc sĩ luôn sáng tác để làm lan tỏa tác phẩm nghệ thuật đến với đời sống cơ sở. Đặc biệt các ca khúc, các chương trình tập trung chủ yếu giới thiệu quảng bá hình ảnh đất và người Thanh Hóa, các điểm nhấn lịch sử văn hóa của tỉnh Thanh. Nói như vậy không có nghĩa rằng nhạc sĩ Thế Việt chỉ cứng nhắc trong các sáng tác mang màu sắc chính trị. Nếu ai đã từng biết đến tuyển tập ca khúc và hợp xướng “Chiều sông Mã” của nhạc sĩ Thế Việt, sẽ thấy có nhiều ca khúc rất “tình” ở đó. Ví dụ như các bài hát: “Giai điệu chia tay”, “Kỷ niệm Rừng Thông”, “Tình người lính biên phòng”, “Cơn mưa 16”... về tình yêu đôi lứa rất dạt dào xúc động.

Chặng đường sáng tác hơn 40 năm, từ năm 1977 đến nay, nhạc sĩ Thế Việt đã có hơn 300 tác phẩm âm nhạc được phổ biến tới đông đảo công chúng. Trong đó có 165 ca khúc và hợp xướng được tuyển chọn in sách nhạc mang tên “Chiều sông Mã”. Tập sách này đã nhận được Giải thưởng văn học nghệ thuật Lê Thánh Tông năm 2017 của Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa. Nhạc sĩ Thế Việt lấy chủ đề tập sách là “Chiều sông Mã” bởi nhạc sĩ muốn gửi lại một chút tình:“Mỗi sáng khi mặt trời lên, ta đón ánh bình minh. Chiều về ta đón hoàng hôn xuống. Mỗi ngày trôi qua, mỗi tháng trôi qua, mỗi năm trôi qua và phút chốc cuộc đời cũng sẽ trôi qua. Chờ em, đợi em bên dòng sông Mã. Dòng sông chiều nay chan chứa tình...”.

Nói đến Thanh Hóa là nói đến dòng sông Mã. Mỗi khi chiều về đón hoàng hôn trên dòng sông Mã đẹp nên thơ vô cùng. Nó làm cho suy tư của con người trước ánh hoàng hôn gợi nhớ rất nhiều hoài niệm, ký ức một thời đạn lửa Hàm Rồng, nhớ người con gái đang khua mái chèo hát khúc dân ca, nhớ hình ảnh chị Tuyển, chị Hằng và bao lớp sinh viên trường y đã hy sinh... mong muốn những gì trôi qua chỉ còn đọng lại một chữ “tình”. Tác giả ngồi chờ bên dòng sông Mã để rồi tất cả ký ức ùa về trong một ánh hoàng hôn chiều tà rất đẹp. Cả cuộc đời nhạc sĩ đi qua chặng đường 40 năm sáng tác, chính là tất cả những gì đi hội tụ trong cuốn sách này. Những tác phẩm ấy cũng toát lên sự đan xen giữa tình cảm chung, tình cảm riêng của người nhạc sĩ.

“Chiều sông Mã” là tác phẩm chủ đạo của tuyển tập sách, được ra đời trên nền âm hưởng của hò sông Mã. Đoạn mở đầu của tác phẩm giới thiệu trên dòng sông giai điệu trầm nhẹ, êm đềm. Đoạn 2 phát triển lên đến cao trào theo giai đoạn tình cảm, đó chính là âm hưởng của hò sông Mã vọng lên một nét hào sảng, thoáng đãng trên dòng sông Mã. Để rồi sau đó giai điệu lắng xuống, trở về với tình cảm của người con gái khua mái chèo trên sông, đôi lứa gặp lại nhau trong buổi chiều, trên một dòng sông chan chứa tình... Đó là tình người sông Mã, mà hơn thế là tình người xứ Thanh.

Bài và ảnh: Ngọc Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]