(Baothanhhoa.vn) - Nhiều người có chung mục đích khi lên chùa lễ Phật, nhưng cách thể hiện lòng thành của mỗi người lại khác nhau.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Y phục phù hợp lòng thành

Nhiều người có chung mục đích khi lên chùa lễ Phật, nhưng cách thể hiện lòng thành của mỗi người lại khác nhau.

Y phục phù hợp lòng thành

Người xưa dạy “Y phục xứng kỳ đức”, được hiểu là ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh, rộng ra là địa vị xã hội của người đó. Mặc diêm dúa, kiểu cách hay tiện lợi đến đâu mà không phù hợp hoàn cảnh, thì cũng là tự làm mình xấu đi. Thông qua cách ăn mặc phần nào nhìn ra phẩm hạnh của con người.

Khi cuộc sống phát triển, cách ăn mặc không còn quá khắt khe, tuy nhiên vẫn phải giữ được nét đẹp văn hóa, quy định tối thiểu, thể hiện sự tôn trọng. Mặc gì, mặc như thế nào cho phù hợp khi vào các cơ sở tín ngưỡng là một trong số đó.

Tôi thường lên chùa vào ngày tuần và dù phải thay đổi cách sinh hoạt thì tôi và gia đình vẫn giữ lệ nấu cơm chay để ăn trước khi lên chùa.

Biết rằng một bữa cơm chay không làm thay đổi được lòng thành, nhưng khiến ta cảm nhận được sự thanh tịnh. Ngoài ra tôi cũng chọn mặc những bộ áo, quần phù hợp về màu sắc, kiểu dáng, ngoài đáp ứng quy định, còn mong sẽ tác động đến một số người mà tôi thường gặp ở chùa.

Khó để nói rằng, ai đó mặc không phù hợp thì cái tâm của họ có vấn đề hay lòng thành của họ có chừng mực.

Nhưng chí ít, ở chốn tâm linh nghiêm pháp, nghiêm cẩn, thì hành vi của khách lễ cũng cần phải hòa nhịp vào. Không phải cứ thích gì ngoài cuộc sống đều có thể đem vào nơi được xem là “cõi riêng” ấy.

Bây giờ nhiều người đi lễ có cảm giác như là tiện thể và lấy lệ. Họ có thể đi đâu đó rồi ngang qua chùa hoặc đang làm việc gì đó sực nhớ đến, rồi cứ thế thản nhiên lên chùa. Nhiều người lại có suy nghĩ mặc gì chẳng được, miễn là có tâm, có lễ.

Vì sự tùy tiện mà nhiều người diện áo, váy hở hang đến mức phản cảm. Nam nhân mặc quần lửng, áo không cổ, đứng ngồi ở tư thế thoải mái nhất để khấn vái.

Từ xưa người Việt đã quan niệm đi lễ chùa không chỉ là để ước nguyện, còn hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau vất vả, toan lo, hướng tới sự thiện lành. Những người đi lễ chùa thường tắm gội sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề.

Liên quan đến việc mặc phản cảm ở các cơ sở tín ngưỡng đã có quy định cụ thể tại Nghị định số 73/2010/NĐ-CP và Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó gồm cả hình thức phạt tiền. Thời gian gần đây nhiều cơ sở thờ tự đã chuẩn bị sẵn quần, áo lễ, khăn choàng cho người mặc hở hang sử dụng; treo biển nhắc nhở khách ăn mặc phù hợp. Tuy nhiên bởi suy nghĩ đơn giản của nhiều người, cảnh “bỏng mắt” vẫn diễn ra.

Người vào cơ sở thờ tự cần thay đổi suy nghĩ, không nên coi mặc thế nào là quyền của mình, mà là chúng ta đang tham gia vào không gian sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng, y phục cần tương xứng với lòng thành. Tôn trọng quy định chung cũng chính là tôn trọng mình.

An Nhiên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]