(Baothanhhoa.vn) - Trong lòng dân tộc có bề dày văn hiến mấy nghìn năm, xứ Thanh luôn là một mảnh ghép nổi bật, với những sắc thái vừa riêng có, vừa mang nét chung nổi bật. Tất cả, được kết tinh và biểu hiện qua các tinh hoa, đã góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc trong suốt dặm dài lịch sử.

Xứ Thanh - đất văn vật

Trong lòng dân tộc có bề dày văn hiến mấy nghìn năm, xứ Thanh luôn là một mảnh ghép nổi bật, với những sắc thái vừa riêng có, vừa mang nét chung nổi bật. Tất cả, được kết tinh và biểu hiện qua các tinh hoa, đã góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc trong suốt dặm dài lịch sử.

Xứ Thanh - đất văn vật

Lễ hội Lam Kinh.

Tỉnh Thanh Hóa có tiếng là văn vật”! Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh như vậy khi Người về thăm Thanh Hóa. Văn vật theo nghĩa rộng, là khái niệm dùng để chỉ truyền thống văn hóa tốt đẹp của một vùng đất hay dân tộc, được biểu hiện rõ nét nhất qua sự xuất hiện của nhiều nhân tài và di tích lịch sử. Còn theo nghĩa hẹp, đó là các công trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử. Hiểu như vậy để thấy rằng, Bác Hồ đặc biệt đề cao và coi trọng các giá trị văn hóa của miền đất địa linh nhân kiệt. Như Người từng căn dặn, rằng “Một tỉnh mô phạm chẳng những mô phạm ở một mặt mà còn phải ở nhiều mặt”. Vì vậy, mọi sự phát triển phải đồng thời đi trên đôi chân của kinh tế và văn hóa. Thậm chí phải làm cho “văn hóa thấm sâu vào tâm lý quốc dân”. Cũng bởi là tỉnh “có tiếng là văn vật”, nên xứ Thanh tự hào là một miền di sản giàu có và đặc sắc. Đặc biệt, văn hóa ở đây còn là văn hóa làm người, văn hóa thuộc về con người!

Trên mảnh đất của lịch sử và văn hóa, vốn được một học giả phương Tây gợi tả bóng bẩy là “nơi thời gian ngưng đọng” này, cũng là nơi mà ẩn sau mỗi tên đất, tên làng, mỗi kỳ sơn, thắng trạch, mỗi ngôi chùa, mái đình, mỗi tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng, mỗi câu hò, điệu hát, trò diễn... đều ẩn chứa vô số truyền thuyết, cổ tích của riêng nó. Đó có thể là hành trình đầy biến động và nhọc nhằn, đã hằn lên và loang lổ trên những bức tường thành rêu phong. Thành Nhà Hồ, di sản văn hóa thế giới xứng đáng là đại diện danh giá nhất cho kho tàng di sản vốn giàu có, phong phú và đầy màu sắc của xứ Thanh văn vật. Đó là đình đài, miếu mạo, lăng tẩm nằm lặng lẽ dưới bóng rừng già Lam Kinh, để kể cho hậu thế về miền đất đã khai sinh ra một trong những vương triều phong kiến thịnh trị bậc nhất. Cũng đồng thời là nơi mà những anh hùng hào kiệt “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”, gắn tên mình vào lịch sử, vào non sông gấm vóc như Bà Triệu, Dương Đình Nghệ, Lê Lợi, Lê Hoàn... Chính sự xuất hiện của những nhân tài kiệt xuất và mỗi một di sản - không đơn thuần chỉ là một ngôi chùa, mái đình, hay một tập tục, lễ nghi tín ngưỡng, mà là sự hòa quện độc đáo, tinh tế và hàm súc của nhiều tầng văn hóa. Nhờ đó, văn hóa xứ Thanh có được một “nguồn riêng” giữa “dòng chung” văn hóa dân tộc, cũng là góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

Bản sắc văn hóa một dân tộc, như nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, là những yếu tố độc đáo, đặc sắc, có khả năng phản ánh “đặc tính dân tộc” và “cốt cách dân tộc”. Nó không phải là cái biểu hiện nhất thời, mà có mối liên hệ sâu sắc, bền vững trong lịch sử và trong đời sống văn hóa dân tộc ấy. Do đó, bản sắc văn hóa mang sức mạnh cố kết, duy trì và phát triển đời sống của một dân tộc. Bản sắc văn hóa được thể hiện hết sức đa dạng ở hệ giá trị, truyền thống, bản lĩnh, tâm hồn, lối sống, cách cảm, cách nghĩ, cách suy tư và cả ở khát vọng, biểu tượng văn hóa của một dân tộc. Bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung, xứ Thanh nói riêng, có lẽ được kết tinh và biểu hiện sâu sắc nhất qua tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng – dân tộc, ở lòng trung thành và đức hy sinh của con người.

Xứ Thanh - đất văn vật

Làng cổ Đông Sơn.

Cũng bởi bất kỳ nền văn hóa nào cũng mang đậm tính dân tộc. Và do đó, nó có giá trị tinh thần và tính lịch sử - những đặc trưng riêng có, giúp dân tộc ấy phân biệt với những “đại dương văn hóa” mênh mang và đầy biến động trong bối cảnh hội nhập. “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020” (ban hành kèm theo Quyết định 581/QĐ-TTg, ngày 6-5-2009 của Thủ tướng Chính phủ), văn hóa được xác định bao gồm các lĩnh vực chủ yếu là tư tưởng, đạo đức, lối sống, đời sống văn hóa; di sản văn hóa; văn học, nghệ thuật; giao lưu văn hóa với thế giới; thể chế và thiết chế văn hóa Sự minh bạch đó là nhằm đưa văn hóa tỏa rộng, thấm sâu vào đời sống tinh thần con người, tinh thần dân tộc.

Nghị quyết số 33-NQ/TW “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, nhấn mạnh rằng, phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Vì vậy, trong xây dựng văn hóa, phải lấy trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp và những phẩm chất cơ bản là yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Điều này càng minh chứng, văn hóa phải mang “gương mặt con người”, do con người sáng tạo và tồn tại vì sự tồn tại của con người. Hiểu như vậy để nhận thức rằng, việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, chính là chìa khóa để xây dựng hình ảnh đẹp về đất và người Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.

Lê Dung


Lê Dung

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]