(Baothanhhoa.vn) - Nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11), những ngày qua hoạt động triển lãm, hội thảo, trình diễn nghề truyền thống tiếp tục được tổ chức sôi động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ứng xử văn hóa với di sản văn hóa

Nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11), những ngày qua hoạt động triển lãm, hội thảo, trình diễn nghề truyền thống tiếp tục được tổ chức sôi động.

Ứng xử văn hóa với di sản văn hóa

Quan sát các hoạt động này dễ nhận ra rằng, vượt lên một hoạt động có tính thường niên, người tổ chức sự kiện đang cố gắng chuyển đến cộng đồng một thông điệp nhằm nâng cao ý thức của người dân, nâng tầm trách nhiệm của chính quyền đối với vấn đề hết sức quan trọng, đó là ứng xử có văn hóa hơn đối với di sản văn hóa. Sẽ có một xã hội tốt đẹp, thành quả lớn lao hơn, nếu ai cũng trân trọng, kế thừa và phát huy đúng cách những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Một cách làm mà nhiều quốc gia phát triển đã áp dụng và thành công.

Khoan hãy nói đến những vấn đề lớn hơn, chỉ cần trong cuộc sống hàng ngày thấy rác ở di tích thì nhặt, thấy người khác xâm hại thì ngăn lại, nhưng dường như đó vẫn là vấn đề khó khăn với nhiều người. Họ thường cho rằng đó là trách nhiệm của cơ quan quản lý văn hóa, của chính quyền.

Trước di sản văn hóa, mỗi người đang có những cách nhìn nhận khác nhau. Một số người bỏ tiền công đức tu tạo di tích còn lồng ý cá nhân, áp đặt suy nghĩ của mình vào, khiến cho nhiều di tích bị thay đổi nghiêm trọng. Có những mái đình, mái chùa bị hạ giải không đảm bảo quy trình, đền thờ bị tô vẽ quá quắt và chỉ đến khi báo chí thông tin, cơ quan chức năng mới nắm được.

Cả tật xấu trong thói quen sinh hoạt của nhiều người dân cũng đang tấn công vào những nơi được xem là quý giá, tôn nghiêm như di sản văn hóa.

Chúng ta không quá lạ lẫm với việc sau mỗi lễ hội, thậm chí chỉ sau khi xuất hiện một đoàn khách, di tích đã bị biến thành “bãi rác”, tượng thờ bị sử dụng làm phương tiện để họ tùy tiện “kết nối” với “bề trên” theo cách của riêng mình, đầy phản cảm.

Với danh nghĩa xã hội hóa công tác bảo tồn di sản văn hóa, đâu đó còn là câu chuyện về những người có điều kiện kinh tế bỏ tiền ra săn lùng những hiện vật có giá trị đưa về nhà mình, nhưng do thiếu kiến thức nên không chỉ khiến di sản bị hư hao, còn làm cho trật tự ở một lĩnh vực nhạy cảm trở nên phức tạp hơn.

Ứng xử có trách nhiệm với di sản không chỉ bây giờ, mà đã là sự kêu gọi từ lâu của cơ quan quản lý văn hóa, nhưng dường như chúng ta vẫn còn thiếu cái nhìn, cách ứng xử đồng nhất và thật sự có tâm. Di sản văn hóa ở nhiều nơi có cảm giác đang phải hứng chịu những nỗi đau riêng, rất khó nói.

Luật Di sản văn hóa đã ra đời nhiều năm nay, ngày hội tôn vinh di sản văn hóa cũng đã được cơ quan chức năng tổ chức nhiều lần, nhưng ý thức, trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống.

Ứng xử một cách có trách nhiệm với di sản văn hóa để kiến tạo tương lai, vì thế vẫn tiếp tục là câu chuyện được đặt ra với sự khẩn thiết hơn.

An Nhiên


An Nhiên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]