(Baothanhhoa.vn) - Sáng 14-11, Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết 30 năm thực hiện phong trào xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa, giai đoạn 1989 – 2019 và trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ hai - năm 2019. Đồng chí Nguyễn Văn Phát, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, dự và phát biểu tại hội nghị.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tổng kết 30 năm thực hiện phong trào xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa

Sáng 14-11, Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết 30 năm thực hiện phong trào xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa, giai đoạn 1989 – 2019 và trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ hai - năm 2019. Đồng chí Nguyễn Văn Phát, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, dự và phát biểu tại hội nghị.

Tổng kết 30 năm thực hiện phong trào xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa

Đồng chí Nguyễn Văn Phát, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong 30 năm thực hiện phong trào xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa.

Qua 30 năm triển khai thực hiện, phong trào xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng, có sức lan tỏa mạnh mẽ và đạt được nhiều thành quả quan trọng. Trong giai đoạn 1991- 2009, toàn tỉnh đã đăng ký xây dựng và công nhận cho 3.426/6.031 thôn, bản, tổ dân phố (đạt tỉ lệ 56,8%). Đến tháng 12-2018, toàn tỉnh có 5.586/6.031 làng, thôn, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng văn hóa (đạt tỉ lệ 92,6%); trong đó, số lượng làng, bản, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa là 4.396/6.031 (đạt tỉ lệ 72,8%). Đồng thời, có 371 xã phát động xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới (đạt tỷ lệ 64,3%); trong đó có 296 xã được công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới (đạt tỷ lệ 51,6%), có 366 xã đạt tiêu chí số 16 về văn hóa trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới (đạt tỉ lệ 63,8%). Đặc biệt, việc xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa đã chú trọng gắn kết với công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới... góp phần nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân và tạo dựng diện mạo mới cho nhiều vùng quê. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa văn hóa; duy trì phát triển các hoạt động văn hóa nông thôn lành mạnh, phong phú góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Cùng với đó, phong trào xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa cũng góp phần cải thiện môi trường sinh thái nông thôn, xây dựng xã hội nông thôn kỷ cương, dân chủ, đồng thuận và an toàn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào xây dựng làng, bản, tổ dân phố ở nhiều địa phương, cơ sở đang bộc lộ những hạn chế. Đó là nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền địa phương về mục đích, ý nghĩa của phong trào chưa thật sự sâu sắc, chưa toàn diện. Kết quả thực hiện một số tiêu chuẩn, tiêu chí về phát triển kinh tế chưa thực sự nổi bật. Chất lượng thực hiện các tiêu chí về phát triển văn hóa nông thôn còn thấp. Môi trường sinh thái và xã hội ở nông thôn chưa bảo đảm. Tác động và hiệu quả của công tác xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa, có lúc có nơi còn hạn chế. Phong trào xây dựng làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa phát triển chưa đồng đều…

Tại hội nghị, các ý kiến tham luận đã tập trung làm rõ những cách thức, giải pháp nhằm khắc phục các mặt hạn chế. Đồng thời, nêu lên những cách làm, kinh nghiệm hay để tiếp tục triển khai xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa trong giai đoạn 2020-2025.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Phát, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đã biểu dương những nỗ lực, cố gắng của cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương, đặc biệt là các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong 30 năm triển khai phong trào xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa. Đồng chí nhấn mạnh, thành quả đạt được từ phong trào là rất lớn. Song những hạn chế, thách thức đặt ra lúc này cũng đòi hỏi các ngành, các địa phương phải tìm ra giải pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả. Theo đó, đồng chí đề nghị các sở, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố cần chủ động cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa của Trung ương và của tỉnh, để triển khai một cách đồng bộ, kịp thời. Đồng thời, chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện phong trào. Trong đó, trọng tâm là xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng môi trường văn hóa, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu… gắn với phát triển kinh tế và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh tại địa phương.

Cùng với đó, đồng chí cũng đề nghị ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc xem xét, đánh giá và công nhận các danh hiệu văn hóa tại cơ sở. Đồng thời, tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh các cơ chế chính sách về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể; thực hiện hiệu quả Nghị định số 109/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, đồng chí cũng đề nghị các địa phương quan tâm bố trí kinh phí cho công tác triển khai xét công nhân danh hiệu văn hóa; đưa nội dung xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chú trọng công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng, khai thác có hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa – thể thao…

Tại hội nghị, 22 nghệ nhân tiêu biểu đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” và 82 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 30 thực hiện phong trào xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa, cũng được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa và Giấy khen của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Khôi Nguyên


Khôi Nguyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]