(Baothanhhoa.vn) - Tỉnh Thanh Hóa là một trong những địa phương thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và đã nhận được sự đánh giá cao của Trung ương và các tổ chức quốc tế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể

Thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể

Di tích lịch sử - văn hóa đền Chín Gian (Như Xuân) được đầu tư, tôn tạo năm 2016.

Tỉnh Thanh Hóa là một trong những địa phương thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và đã nhận được sự đánh giá cao của Trung ương và các tổ chức quốc tế.

Đó là minh chứng cho sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của tỉnh trong việc đầu tư các nguồn lực phát triển văn hóa cũng như sự nỗ lực của các cấp, ngành, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Xác định rõ tầm quan trọng của di sản văn hóa (DSVH) trong phát triển văn hóa nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, những năm qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích, DSVH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và xuyên suốt. Điều đó được thể hiện bằng những việc làm cụ thể, được các cấp ủy, chính quyền thực hiện một cách bài bản, phù hợp theo từng giai đoạn để tiếp sức cho công tác này. Đặc biệt, tỉnh ta đã quan tâm tới các chính sách phong tặng danh hiệu và vinh danh các Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú; đầu tư bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phục hồi các di tích; nghiên cứu bảo tồn, phục hồi các lễ hội văn hóa có giá trị... Từ những giải pháp đồng bộ, hiệu quả đó đã góp phần quan trọng trong triển khai thực hiện công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Cụ thể, trong nhiều năm qua, tỉnh ta đã tổ chức kiểm kê 1.535 di tích lịch sử danh thắng, đồng thời xây dựng hồ sơ xếp loại 842 di tích, trong đó bao gồm 141 di tích cấp quốc gia, 696 di tích cấp tỉnh. Tiến hành lập hồ sơ đề nghị và được UNESCO công nhận 1 DSVH thế giới; đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận 4 di tích quốc gia đặc biệt. Ngoài ra, trong hệ thống bảo tàng trên địa bàn tỉnh hiện đang bảo quản và trưng bày hơn 32.855 hiện vật các loại qua các thời kỳ lịch sử, trong đó có khoảng 120 trống đồng thuộc loại quý hiếm và hàng ngàn hiện vật, cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa...

Để phát huy giá trị DSVH, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, tỉnh đã chú trọng, quan tâm tới công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo và chống xuống cấp di tích. Đến nay, phần lớn các di tích được trùng tu, tôn tạo theo đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc triển khai, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu của tỉnh về bảo tồn, tu bổ chống xuống cấp các di tích đã được thực thi có hiệu quả, nhất là các công trình trọng điểm của tỉnh, như: Khu Di tích lịch sử Lam Kinh, đền Bà Triệu, đình Chung, nghè Vẹt, đình Phú Điền, đền Đồng Cổ, chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, chùa Hoa Long và đền thờ Trần Khát Chân... Những di tích trên đã và đang trở thành những sản phẩm văn hóa hoàn chỉnh phục vụ đời sống văn hóa tâm linh, hấp dẫn du khách thập phương.

Cùng với đó, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách kết nối DSVH với phát triển du lịch. Qua đó, đã triển khai nhiều hoạt động quảng bá, tôn vinh, phát huy giá trị của di sản thông qua du lịch, góp phần không nhỏ trong quảng bá, giới thiệu DSVH cũng như bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vùng đất xứ Thanh đến bạn bè trong nước và quốc tế.

Xuân Minh


Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]