(Baothanhhoa.vn) - Trong vài năm trở lại đây, lượng khách đến với Lam Kinh ngày càng tăng. Tuy nhiên, so với tầm vóc và giá trị của di sản, con số trung bình 200 nghìn lượt khách đến tham quan mỗi năm (từ năm 2015 trở lại đây) là rất khiêm tốn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thu hút khách đến di sản: Cần nỗ lực từ nhiều phía

Trong vài năm trở lại đây, lượng khách đến với Lam Kinh ngày càng tăng. Tuy nhiên, so với tầm vóc và giá trị của di sản, con số trung bình 200 nghìn lượt khách đến tham quan mỗi năm (từ năm 2015 trở lại đây) là rất khiêm tốn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc khai thác, phát huy giá trị di sản phục vụ phát triển du lịch chưa mang lại kết quả như kỳ vọng. Đó là Lam Kinh hiện vẫn đang trong quá trình tiếp tục đầu tư trùng tu, tôn tạo. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là giao thông kết nối các điểm đến giữa Lam Kinh với Thành Nhà Hồ, Suối Cá Cẩm Lương, Am Tiên... vẫn chưa được đầu tư đồng bộ. Cùng với đó là các điều kiện về cơ sở vật chất du lịch như khách sạn, nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn nghỉ của du khách cũng chưa được đầu tư. Trong khi đó, di tích nằm khá xa trung tâm và cách TP Thanh Hóa khoảng 50 km; việc kết nối các điểm đến trong tỉnh, kết nối Thanh Hóa với các tỉnh trong khu vực để đón khách về Lam Kinh còn hạn chế. Ngoài ra, việc xúc tiến, quảng bá, trong đó có quảng bá riêng cho Lam Kinh trên các kênh truyền thông trong nước và quốc tế còn nhiều hạn chế. Chất lượng, kỹ năng, tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân lực chưa thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du lịch...

Từ thực trạng trên, để thu hút du khách về với Lam Kinh, bên cạnh sự quan tâm của các bộ, ngành Trung ương, của tỉnh trong việc đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực, xúc tiến quảng bá du lịch... một yếu tố quan trọng góp phần phát triển du lịch một cách hiệu quả và bền vững, đó là sự tham gia của cộng đồng dân cư. Nghĩa là, du lịch phải mang lại cho họ lợi ích thiết thực, từ đó, nâng cao ý thức và tính cộng đồng trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Muốn vậy, chính quyền các cấp cần có chính sách giúp họ truyền nghề và giữ gìn các nghề truyền thống; khôi phục và phát huy các trò chơi, trò diễn dân gian để tạo ra các điểm tham quan, trải nghiệm nhằm giữ chân du khách.


Vũ Đình Sỹ (Phó trưởng ban phụ trách Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]