(Baothanhhoa.vn) - Hằng năm, cứ đến ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, người dân khắp nơi lại náo nức chuẩn bị đồ lễ “giết sâu bọ” trong ngày Tết Đoan Ngọ. Ngày tết này từ lâu đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam và một số nước Châu Á.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tết Đoan Ngọ, nét đẹp văn hóa người Việt

Hằng năm, cứ đến ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, người dân khắp nơi lại náo nức chuẩn bị đồ lễ “giết sâu bọ” trong ngày Tết Đoan Ngọ. Ngày tết này từ lâu đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam và một số nước Châu Á.

Tết Đoan Ngọ, nét đẹp văn hóa người Việt

Ngay từ sáng sớm, những hàng bán cơm rượu nếp, bánh đa, lạc luộc ở khắp các chợ đã nhộn nhịp người mua.

Tết Đoan Ngọ gắn với điển tích về vị quan thanh liêm cũng là nhà thơ nổi tiếng Khuất Nguyên (đời nhà Sở), trải qua nhiều biến cố và bị gian thần hãm hại nên bất mãn, u uất rồi trầm mình xuống sông Mịch La tự vẫn. Hằng năm, cứ đến ngày giỗ của ngài, người dân lại đem gạo, hoa quả, bánh trái rải xuống sông để tưởng nhớ công ơn và cầu nguyện cho ngài siêu thoát.

Tết Đoan Ngọ, nét đẹp văn hóa người Việt

Ngay từ sáng sớm, những hàng bán cơm rượu nếp, bánh đa, lạc luộc ở khắp các chợ đã nhộn nhịp người mua.

Tết giết sâu bọ còn được bắt nguồn theo từ một câu chuyện: Vào một năm, người nông dân khắp nơi ăn mừng vì được mùa bội thu nhưng những ngày sau đó, sâu bọ lại kéo đến ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm: Bánh tro (bánh lá), hoa quả, sau đó, ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo, chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ lăn ra rã rượi. Ông còn dặn thêm: “Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng”. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết giết sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Trong văn hóa dân gian người Việt, Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu đời bằng cái tên dân dã là Tết giết sâu bọ. Dẫu không rộn ràng, nhộn nhịp như Tết Nguyên đán nhưng Tết Đoan Ngọ lại có những nét đẹp riêng, đi sâu vào tâm thức mỗi người và lưu truyền đến tận bây giờ.

Tết Đoan Ngọ, nét đẹp văn hóa người Việt

Theo tục lệ, ngày Tết Đoan Ngọ không thể thiếu món cơm gạo nếp.

Ngày nay, Tết Đoan Ngọ đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Vào sáng sớm, các bà nội trợ thường nấu vài ba bát chè kho, chè đậu đãi, làm bánh, luộc lạc, mua hoa quả, bánh đa cùng bát cơm rượu nếp rồi thành kính thắp hương bày tỏ tấm lòng của mình với ông bà, tổ tiên. Sau lễ cúng, cả nhà quây quần phá cỗ và thưởng thức vị tươi ngon của cây trái, vị thơm bùi của lạc luộc, bánh đa, đặc biệt còn được lâng lâng trong men ngọt cay nồng của cơm rượu nếp cái với niềm tin vào ngày này, sâu bọ sẽ bị say mà chết hết, bệnh tật, đau ốm trong người cũng sẽ tiêu tan. Bên cạnh đó, ở nhiều nơi, người dân còn có nhiều cách riêng để “giết sâu bọ” như: Mài thần sa, chu sa cho trẻ uống để chống sự phản ứng trong cơ thể; Tắm các loại lá mùi, xả, tre, hương nhu… để thêm phần thơm tho, sảng khoái…

Tết Đoan Ngọ, nét đẹp văn hóa người Việt

Bánh đa cũng là món được nhiều người dân mua để về cúng tổ tiên vào ngày này…

Bà Đặng Thị Sang, phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa) cho biết: Đã thành truyền thống gia đình, cứ vào ngày này, tôi lại chuẩn bị mâm cúng đơn giản, nấu một nồi nước lá nam để cả nhà tắm gội cho khỏe rồi cùng nhau xum vầy, ăn những món ăn dân dã nhưng thấy trong lòng bình yên, nhẹ nhõm như vừa trút được gánh nặng ốm đau, mệt mỏi ra khỏi cơ thể.

Với những gia đình bận rộn, các bà, các chị thường mua đồ bán sẵn mà không cần mất quá nhiều thời gian chuẩn bị. Theo quan sát, ngay từ buổi sáng sớm, ở hầu khắp các cổng chợ và khu vực đông dân cư, người ta bày bán khá nhiều hoa quả, bánh lá, bánh đa, chè ngọt và đặc biệt là cơm rượu nếp để đáp ứng nhu cầu thắp hương, cúng lễ của người dân. Chị Nguyễn Thị Hoa, người bán hàng ở chợ Điện Biên cho biết: “Tôi làm nghề bán xôi sáng nhưng từ nhiều năm nay, cứ đến ngày mùng 5 tháng 5, tôi lại ủ cơm rượu để bán cho khách. Do khách quen đặt trước khá nhiều nên chỉ trong ngày này lượng gạo tôi ủ bán lên đến 5 yến.

Ngày Tết Đoan Ngọ đã đến, mang lại cho không khí nơi nơi thêm rộn ràng hơn, cũng là để góp phần nhắc nhở mọi người nhớ về những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Thu Hà


Thu Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]