(Baothanhhoa.vn) - Cụm từ “Cây cảnh có giá 460 tỷ đồng” hay “Nham thạch bách niên” có lẽ là từ khóa được nhiều người quan tâm và được tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian gần đây khi ngay trong ngày đầu khai mạc Festival cây cảnh – đá quý – đá phong thủy Thanh Hóa năm 2019, cây sanh cổ có tên “Nham thạch bách niên” thuộc sở hữu của đại gia BĐS tại Thanh Hóa đã được một doanh nhân người Nhật Bản định giá 20 triệu USD (khoảng 460 tỷ đồng). Đây là cây cảnh được định giá lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tác phẩm “Nham thạch bách niên” và câu chuyện định giá

Cụm từ “Cây cảnh có giá 460 tỷ đồng” hay “Nham thạch bách niên” có lẽ là từ khóa được nhiều người quan tâm và được tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian gần đây khi ngay trong ngày đầu khai mạc Festival cây cảnh – đá quý – đá phong thủy Thanh Hóa năm 2019, cây sanh cổ có tên “Nham thạch bách niên” thuộc sở hữu của đại gia BĐS tại Thanh Hóa đã được một doanh nhân người Nhật Bản định giá 20 triệu USD (khoảng 460 tỷ đồng). Đây là cây cảnh được định giá lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam.

Tác phẩm “Nham thạch bách niên” và câu chuyện định giá

Tác phẩm “Nham thạch bách niên” được doanh nhân người Nhật Bản định giá 20 triệu USD ngay trong ngày đầu khai mạc Festival.

Nham thạch bách niên

Theo chủ nhân, “Nham thạch bách niên” là cây sanh cổ quần thụ, thuộc dòng sanh quê (phát triển rất chậm) có chiều cao hơn 5m (tính từ mặt chậu), tán rộng khoảng 6m, bộ rễ gốc khoảng 4m, với 9 thân vạm vỡ, chắc khỏe tượng trưng cho 9 con rồng, hội tụ từ một gốc liền, tay tán bông đĩa được tỉ lệ một cách hợp lý, hình thành 81 bông tán tựa tản vân, phần thân và gốc cây địa y lên toàn thân trắng xóa đã chuyển sang màu đồng dạng nham thạch. Đó là minh chứng rõ nét cho thấy tuổi đời hàng trăm năm của cây này.

Tác phẩm “Nham thạch bách niên” và câu chuyện định giá

Phần thân và gốc cây địa y lên toàn thân trắng xóa đã chuyển sang màu đồng dạng nham thạch.

Cây toạ trên một khối đá to, vững chãi, nằm trong một chậu 14m2 được các nghệ nhân chạm trổ với nhiều đường nét hoa văn tinh tế. Với trọng lượng lên đến 50 tấn, để có thể đem tác phẩm “Nham thạch bách niên” đến trưng bày tại triển lãm là một công việc vô cùng khó khăn, tốn rất nhiều thời gian, công sức và đòi hỏi sự cẩn thận, khéo léo, tỉ mỉ.

Ông cho biết thêm: “Tôi rất may mắn khi sở hữu “Nham thạch bách niên” và coi như bảo vật của gia đình. Từ ngày có cây này, gia đình tôi gặp nhiều may mắn, sức khoẻ dồi dào, công việc thuận lợi, gia đình hạnh phúc hơn".

Định giá tác phẩm

Theo giới sành chơi cây cảnh, để một cây cảnh có giá hàng tỷ đồng thậm chí hàng trăm tỷ đồng cần có những yếu tố sau: Thứ nhất, cây phải có tuổi và phải ngồi trên chậu hàng trăm năm. Thứ hai, cây phải thuộc kỳ hoa dị thảo, kiểu dáng cổ quái, không giống bất cứ cây nào. Thứ ba, cây phải biểu đạt được chủ đề thông qua thế cây. Thứ tư, cây đó phải hợp gu với người chơi, hợp tuổi, sở thích…Để có được một cây cảnh đạt tiêu chí này không phải dễ. Một cây cảnh vài trăm năm tuổi phải được chăm sóc, tỉa tót qua nhiều đời mới đạt thành quả. Như vậy, cây cảnh đó không những đã ăn vào tâm thức người sở hữu mà nó còn trở thành báu vật gia truyền. Vì thế, việc sở hữu và định giá những cây này là không hề dễ dàng, như ông Đoan chia sẻ: “Tôi là một người chơi cây, rất yêu cây cảnh, những cây tôi sở hữu tôi không bao giờ bán nên có trả bao nhiêu tôi cũng không bán".

Ở Việt Nam, ngoài tác phẩm “Nham thạch bách niên” được một doanh nhân người Nhật định giá 20 triệu USD (khoảng 460 tỷ đồng) thì trước đó cũng đã có rất nhiều “siêu cây” cũng đã được định giá tương đương hoặc gấp vài lần siêu xe như: Cây tùng có tên “ông Bụt” có giá 1,2 triệu USD; Siêu cây “mâm xôi con gà” trong một triển lãm sinh vật cảnh, được định giá 6 triệu USD, tương đương với 120 tỷ đồng; tác phẩm “Chiến thắng Bạch Đằng” đượcnhiều người nhận định có giá khoảng 3 triệu USD, tức gần 60 tỷ đồng… Theo nhiều người chơi cây cảnh, sở dĩ cây “Mâm xôi con gà” tạo được sức hút là bởi nó hội tụ đủ 4 yếu tố “cổ - kỳ - mỹ - văn” và giống như một bức tranh thiên nhiên hoàn thiện với “Tay ngón long quần thụ - Bông tán tản vân - Thân vách dáng làng – Thạch thụ tương sinh”. Hay như tác phẩm “Chiến thắng Bạch Đằng” nổi bật ở tính văn hóa, lịch sử dân tộc…

Tác phẩm “Nham thạch bách niên” và câu chuyện định giá

Nhiều người thích thú chụp ảnh lưu niệm bên tác phẩm “Nham thạch bách niên”.

Từ đó có thể thấy, cây đẹp hay không, có giá trị hay không còn tùy vào sở thích từng người, vào giá trị văn hóa, tinh thần mà tác phẩm đó đem lại. Giá trị thực của những cây cảnh ở Việt Nam có định giá tỷ đồng hoặc hàng trăm tỷ đồng hay không thì không ai rõ, nhưng có một điều, mỗi tác phẩm đều mang một giá trị và thương hiệu riêng của nó và chủ nhân tạo ra những tác phẩm đó không chỉ để thỏa đam mê mà còn muốn truyền tải thông điệp về tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và mong muốn đóng góp công sức của mình để làm đẹp cho đời.

NL


NL

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]