(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (gọi tắt là phong trào), những năm qua, các địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã triển khai, thực hiện nghiêm túc, thu được nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt, với vai trò của mình, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã có nhiều việc làm thiết thực, gắn với các cuộc vận động, phong trào, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sức lan tỏa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (gọi tắt là phong trào), những năm qua, các địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã triển khai, thực hiện nghiêm túc, thu được nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt, với vai trò của mình, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã có nhiều việc làm thiết thực, gắn với các cuộc vận động, phong trào, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân.

Đoàn viên, thanh niên Sở Tài nguyên và Môi trường dọn vệ sinh môi trường tại bãi biển xã Đa Lộc (Hậu Lộc). Ảnh: Duy Sơn

Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện xây dựng nếp sống văn hóa mới; xây dựng gia đình văn hóa; xây dựng các câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững; phòng chống bạo lực gia đình; phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội..., MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào gắn với thực hiện các cuộc vận động, phong trào, như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”; “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”; “Xây dựng đô thị văn minh”; “Cưới theo nếp sống mới”; khu dân cư “5 không”, dòng họ “5 có”; “3 không”; “Cựu Chiến binh gương mẫu”... Thông qua thực hiện các phong trào đã tạo ra phong trào thi đua rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, đoàn viên, hội viên, từ đó huy động được nhiều giá trị về vật chất, tinh thần để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

Ngoài ra, các đoàn viên, hội viên còn tích cực tham gia tu sửa các công trình, di tích lịch sử, văn hóa của địa phương; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội và các hương ước, quy ước của cộng đồng. Đến nay, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã và đang được các địa phương thực hiện nghiêm túc, có nhiều chuyển biến tích cực. Một số địa phương trong tỉnh đã đi đầu trong việc thực hiện tốt phong trào “5 không” trong việc cưới, đó là: Không hút thuốc lá; không đi chúc rượu và uống rượu say; không dựng rạp xuống lòng đường giao thông; không mở loa đài quá công suất, quá giờ quy định và không gây mất an ninh, trật tự. Về việc tang, hầu hết các địa phương đã xóa bỏ được các tập tục lạc hậu như ăn uống linh đình, lễ tục kéo dài; nhiều gia đình đã lựa chọn hình thức hỏa táng, điện táng. Việc tổ chức lễ hội ở các địa phương được thực hiện đúng quy định, phát huy được bản sắc văn hóa truyền thống của từng địa phương. Ngoài phần lễ là các hoạt động văn hóa lành mạnh như biểu diễn văn nghệ, tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia...

Để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đồng thời tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp tại các khu dân cư, một số địa phương như Thọ Xuân, Quảng Xương, Nga Sơn, Yên Định đã xây dựng được các mô hình: “Trồng hoa thay thế cỏ dại, xây dựng tuyến đường xanh – sạch – đẹp” của hội liên hiệp phụ nữ; “Dòng sông không rác thải” của hội nông dân; “Tủ sách pháp luật” của hội cựu chiến binh; “Bảo vệ dòng sông quê hương”, “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, “Ngày Chủ nhật xanh” của đoàn thanh niên... Các mô hình, việc làm này đã và đang được đoàn viên, hội viên thực hiện hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng và ý thức của các tầng lớp nhân dân về công tác giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn.

Có thể khẳng định, qua thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, ý thực tự quản trong cộng đồng đã và đang được các tầng lớp nhân dân phát huy. Quan trọng hơn, tình làng, nghĩa xóm ngày càng được gắn kết bền chặt, người dân sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn và tích cực tham gia các hoạt động tình nghĩa tại khu dân cư. Bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của các vùng miền, dân tộc luôn được giữ gìn và phát huy... góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tạo cơ hội vững chắc cho việc xây dựng nông thôn mới.


Duy Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]