(Baothanhhoa.vn) - Là mảnh đất gắn liền với những làn điệu chèo làm say đắm lòng người, xã Hoằng Phượng (Hoằng Hóa) được xem là cái nôi của hát chèo. Xác định tầm quan trọng của phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng trong việc thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cũng như gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tại địa phương, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Hoằng Phượng đã đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thu hút đông đảo người dân tham gia.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sôi nổi các phong trào văn hóa, văn nghệ ở xã Hoằng Phượng

Là mảnh đất gắn liền với những làn điệu chèo làm say đắm lòng người, xã Hoằng Phượng (Hoằng Hóa) được xem là cái nôi của hát chèo. Xác định tầm quan trọng của phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng trong việc thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cũng như gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tại địa phương, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Hoằng Phượng đã đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thu hút đông đảo người dân tham gia.

Xã Hoằng Phượng đại diện cho huyện Hoằng Hóa tham gia tiết mục văn nghệ tại hội thi gia đình văn hóa, thể thao nông thôn mới 2017.

Về thăm câu lạc bộ (CLB) nghệ thuật chèo làng Vĩnh Gia đúng dịp các thành viên trong CLB đang say sưa tập luyện tiết mục văn nghệ cho lễ hội làng, chúng tôi được chiêm ngưỡng những “nghệ nhân” quần chúng với trang phục dân dã “hóa thân” thành những nhân vật, hòa mình vào những lời ca mộc mạc mà tình tứ. Người hát, người múa, người đàn tất cả tạo nên một tiết mục chèo hấp dẫn, lôi cuốn. Điều đặc biệt ở đây, không phải khi biểu diễn trên sân khấu những “nghệ nhân” quần chúng này mới thu hút khán giả mà ngay cả khi luyện tập xung quanh vẫn thu hút đông đảo người dân trong làng đến xem, động viên tinh thần cho các “nghệ nhân” tập luyện. CLB được thành lập năm 2007 với 15 người tham gia. Sau một thời gian hoạt động sôi nổi, hiệu quả, đến nay CLB đã thu hút hơn 30 người tham gia, ở các độ tuổi. CLB đã nhiều lần tham gia giao lưu, phục vụ các hoạt động văn hóa của địa phương. Để CLB duy trì hoạt động, các thành viên đã tự nguyện đóng góp quỹ và đẩy mạnh công tác xã hội hóa để mua nhạc cụ, đạo cụ và trang phục phục vụ cho việc biểu diễn. Chị Nguyễn Thiên Hương, chủ nhiệm CLB nghệ thuật chèo làng Vĩnh Gia cho biết: CLB không chỉ là sân chơi, nơi giao lưu văn hóa, gắn kết tình làng, nghĩa xóm mà còn là cơ sở để gìn giữ, phát huy bộ môn nghệ thuật truyền thống, góp gần gìn giữ các giá trị văn hóa phi vật thể của địa phương. Nhận thức được điều này nên các thành viên trong CLB đã có ý truyền dạy cho thế hệ sau, trước tiên là ngay trong gia đình mình.

CLB chầu văn làng Phượng Mao được thành lập từ năm 2006. Đến nay, CLB có gần 20 người tham gia. Ông Hàn Ngọc Hường, chủ nhiệm CLB cho biết: Một thời gian chèo và chầu văn đứng trước nguy cơ mai một, CLB văn nghệ quần chúng được hình thành, dần tạo đất sống cho hát chèo, hát chầu văn. Với niềm đam mê hát chèo, hát chầu văn, các thành viên CLB đã tìm được tiếng nói chung không chỉ trong nghệ thuật mà còn chia sẻ những tâm tư tình cảm, những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống. Đặc biệt, thông qua những buổi sinh hoạt văn nghệ, người dân còn học hỏi, trao đổi về cách làm kinh tế hay, biện pháp phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội; tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Hiện nay xã Hoằng Phượng có 2 CLB văn nghệ quần chúng, đó là CLB nghệ thuật chèo làng Vĩnh Gia và CLB chầu văn làng Phượng Mao. Để khuyến khích các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại các địa phương, huyện Hoằng Hóa đã có chính sách hỗ trợ kinh phí duy trì cho các CLB 5 triệu đồng/năm; thường xuyên tổ chức các hoạt động, chương trình biểu diễn văn nghệ; khuyến khích quần chúng tham gia sáng tạo, truyền dạy và phát huy giá trị của các loại hình văn hóa, văn nghệ, đặc biệt là các loại hình văn nghệ truyền thống... Cùng với các cơ chế, chính sách, các hoạt động của huyện, cấp ủy, chính quyền xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ để nhân dân hiểu được vai trò và ý nghĩa của phong trào văn nghệ quần chúng; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, nhà văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi để các CLB sinh hoạt thường xuyên. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng đã tạo ra sân chơi lành mạnh cho nhiều lứa tuổi, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Đồng thời, khơi dậy và nuôi dưỡng những hạt giống đam mê với bộ môn nghệ thuật truyền thống; tạo điều kiện để mọi người sáng tác, biểu diễn những tiết mục văn nghệ mang đặc thù riêng vùng, miền của mình, qua đó phát huy vai trò của người dân trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Đến hết năm 2017, xã có 1.050/1.300 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa; 7/7 thôn có nhà văn hóa.

Ông Lê Thanh Cảnh, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoằng Hóa cho biết: Xã Hoằng Phượng là một trong những địa phương có phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng phát triển mạnh mẽ. 2 CLB văn nghệ của xã đã nhiều lần đại diện cho địa phương đi giao lưu, tham gia thi đấu ở các cuộc thi. Như tại hội thi gia đình văn hóa, thể thao nông thôn mới năm 2017, xã Hoằng Phượng đại diện cho huyện đi thi và đã giành giải nhất với tiết mục ca cảnh chèo “Sắc thắm quê hương”.


Bài và ảnh: Nguyễn Thùy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]