(Baothanhhoa.vn) - Quảng bá du lịch không chỉ phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển sản phẩm, thị trường, mà còn gắn với truyền thông thương hiệu du lịch. Đó là việc xác định và quảng bá các giá trị cốt lõi, đặc trưng riêng của điểm đến, nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quảng bá gắn với truyền thông thương hiệu

Quảng bá gắn với truyền thông thương hiệu

Du lịch golf là một sản phẩm mới đang được phát triển tại TP Sầm Sơn.

Quảng bá du lịch không chỉ phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển sản phẩm, thị trường, mà còn gắn với truyền thông thương hiệu du lịch. Đó là việc xác định và quảng bá các giá trị cốt lõi, đặc trưng riêng của điểm đến, nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách.

Nói đến Campuchia là nói đến “Đất nước chùa tháp”, Thái Lan là “Xứ sở chùa vàng”, hay Indonesia là “Quốc gia vạn đảo”... Đây không chỉ là những slogan nêu lên đặc trưng nổi bật của mỗi nước, mà còn là cái trục chính để gây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia, bên cạnh việc làm nổi bật giá trị các điểm đến, để tạo sức hút đối với du khách. Chẳng hạn, Campuchia nổi tiếng với đền Angkor, trong khi Thái Lan là “thủ đô về đêm Pattaya”, còn Indonesia là Bali “hòn đảo thiên đường”. Từ việc quảng bá từng điểm đến, đến việc quảng bá thương hiệu quốc gia là một quá trình liên tục, gắn kết chặt chẽ, bổ trợ lẫn nhau và mang lại kết quả chung cho ngành du lịch.

Đối với Việt Nam, thông điệp truyền thông được ngành du lịch xây dựng và truyền tải là “Việt Nam – vẻ đẹp bất tận”. Tiêu đề cùng với biểu tượng Hoa Sen là một bộ phận quan trọng của quá trình xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, nhằm chuyển tải các thông điệp và kích thích mong muốn khám phá, trải nghiệm của du khách. Bên cạnh việc xây dựng và truyền thông thương hiệu du lịch quốc gia, thì giá trị các điểm đến cũng được chú trọng để làm điểm nhấn. Chẳng hạn, nói đến du lịch Việt Nam là nói đến vịnh Hạ Long, Sapa, Hà Nội, Ninh Bình, Hội An, Đà Nẵng, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt... Từ những điểm nhấn hút khách được quảng bá rộng khắp này, lại là cơ sở để Việt Nam củng cố, phát triển thương hiệu và xây dựng chiến dịch xúc tiến, quảng bá du lịch.

Thanh Hóa là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng du lịch khá cao của Việt Nam. Với mục tiêu đến năm 2030, Thanh Hóa sẽ trở thành một trung tâm phát triển du lịch của khu vực Bắc Trung bộ và cả nước. Do đó, việc định vị thương hiệu du lịch Thanh Hóa cũng không tách rời định hướng chung của du lịch Việt Nam. Du lịch Thanh Hóa được định vị là một điểm đến hấp dẫn, dựa vào giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, với các sản phẩm du lịch đặc trưng – đa dạng. Được biết đến như “một Việt Nam thu nhỏ”, Thanh Hóa là điểm đến du lịch đáp ứng đa dạng các nhu cầu khác nhau của du khách, từ nghỉ dưỡng biển, sinh thái cộng đồng, văn hóa tâm linh đến hội nghị, hội thảo, golf. Vài năm trở lại đây, nói đến du lịch Thanh Hóa là nói đến Sầm Sơn và ngược lại, khi Sầm Sơn được định vị là “bãi biển đẹp và thu hút nhiều du khách nhất miền Bắc”. Ngoài ra, Thanh Hóa còn có loại hình du lịch cộng đồng giữ được tính nguyên sơ, cùng với nhiều di sản văn hóa giàu giá trị. Dựa trên những cơ sở đó, các giá trị cốt lõi của du lịch Thanh Hóa được định hình với tính “đa dạng”, “biển đẹp”, “vẻ hoang sơ”, “di sản giá trị”.

Việc phát triển và quảng bá thương hiệu du lịch, có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với hình ảnh du lịch Thanh Hóa. Đồng thời, tạo động lực tích cực, nhằm khuyến khích và quản lý chất lượng sản phẩm du lịch, góp phần tăng cường tính chuyên nghiệp và tạo dựng hình ảnh tích cực, bền vững cho du lịch Thanh Hóa. Việc xúc tiến, quảng bá thương hiệu du lịch cần tiến hành song song với quảng bá điểm đến và sản phẩm. Chẳng hạn, tập trung truyền thông về Sầm Sơn, với các điểm nổi trội là bãi biển đẹp, đông khách, trung tâm tổ chức sự kiện quốc gia, quốc tế... Hoặc truyền thông về tính nguyên sơ như một điểm khác biệt rõ ràng của du lịch cộng đồng Thanh Hóa, với một số tỉnh khu vực miền núi phía Bắc. Ngược lại, việc lựa chọn đúng sản phẩm để xúc tiến, sẽ là cơ sở để lựa chọn đúng thị trường xúc tiến và góp phần củng cố thương hiệu du lịch.

Thống nhất rằng, sự phát triển ngành du lịch không chỉ được phản ánh qua mức độ tăng trưởng, với những con số được thống kê hàng năm. Đó còn là nguồn năng lượng tích cực mà du lịch mang lại cho diện mạo kinh tế - xã hội địa phương và đặc biệt là tình cảm, ấn tượng của khách du lịch khi đến với Thanh Hóa. Muốn vậy, quảng bá phải luôn “đi trước một bước” và phải gắn liền với truyền thông thương hiệu. Các thông điệp truyền thông cần chú trọng nhấn mạnh giá trị cốt lõi của Thanh Hóa, với tính đặc thù và sự khác biệt là điểm nhấn.

Hoàng Xuân


Hoàng Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]