(Baothanhhoa.vn) - Với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp, trong những năm qua huyện Bá Thước đã thu được nhiều kết quả tích cực trong thực hiện chủ trương phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống ở huyện Bá Thước

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống ở huyện Bá Thước

Nếp nhà sàn ở Son - Bá - Mười, xã Lũng Cao thu hút khách du lịch.

Với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp, trong những năm qua huyện Bá Thước đã thu được nhiều kết quả tích cực trong thực hiện chủ trương phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

Xác định đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, huyện Bá Thước đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả. Theo đó, ngoài các chương trình, dự án đầu tư phát triển nâng cấp hạ tầng giao thông, huyện đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư một số điểm du lịch có quy mô để tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa, có sức thu hút mạnh. Điển hình như Khu du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông, bản Đôn, xã Thành Lâm; bản Kho Mường, xã Thành Sơn, Khu du lịch Son - Bá - Mười, xã Lũng Cao đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Hiện nay, khách du lịch đến đây được lưu trú tại các homestay và một số khu nghỉ dưỡng do doanh nghiệp đầu tư, với khoảng 70 cơ sở lưu trú cộng đồng tại Pù Luông, như: Khu nghỉ dưỡng Puluong Retreat; Puluong Eco Gardel; Puluong Tree House, Puluong Home; mô hình homestay của gia đình ông Hà Văn Sĩ ở bản Hiêu, xã Cổ Lũng; homestay nhà ông Hà Văn Lịch ở bản Đôn, xã Thành Lâm... với tổng mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Khách du lịch cũng được hòa mình vào đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư, thưởng thức các món ẩm thực truyền thống...

Nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, huyện Bá Thước đã khôi phục nghề dệt thổ cẩm làng Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm, góp phần giải quyết việc làm cho gần 100 lao động, có thu nhập khoảng 2 triệu đồng/người/tháng; làng nghề thôn Tôm, xã Ban Công thu hút 40 lao động, thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, huyện đã quan tâm tổ chức sưu tầm, khôi phục, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, những phong tục, tập quán đặc sắc của đồng bào Thái và xóa bỏ các hủ tục trong cưới xin, ma chay, lễ hội...; bảo tồn các thể loại thơ ca, tục ngữ, truyện dân gian, làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào dân tộc Mường, Thái...

Thực tế cho thấy, việc gắn phát triển du lịch cộng đồng với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc đã và đang tạo đà cho sự phát triển ổn định, hiệu quả của ngành du lịch huyện Bá Thước. Theo thống kê, từ năm 2015 đến nay huyện đã đón khoảng 250.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, trong đó khách quốc tế chiếm 30%, tổng doanh thu ước đạt trên 200 tỷ đồng.

Ông Trương Văn Lịch, Bí thư Huyện ủy Bá Thước, cho biết: Việc kết hợp giữa phát triển du lịch cộng đồng với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là định hướng phát triển của huyện, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến những vùng quê Bá Thước để trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc ở đây. Hướng đi này đã, đang giúp nâng cao thu nhập của người dân, đồng thời cũng góp phần vào việc bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc huyện nhà.

X.M


X.M

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]